Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất và phòng tránh như thế nào?

Ngày 12/03/2023
Kích thước chữ

Lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất thường được nhiều người thắc mắc. Các vấn đề như triệu chứng của bệnh sởi, cách phòng tránh bệnh sởi cũng được nhiều người quan tâm.

Bệnh sởi từng là một căn bệnh ác mộng của toàn thế giới, khiến cho rất nhiều người sợ hãi. Đến nay, tuy không còn nguy hiểm như trước nhưng căn bệnh vẫn đe dọa con người khi không phòng tránh. Vậy bạn có biết lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất không?

Các triệu chứng của bệnh sởi

Sởi là một căn bệnh gây ra bởi virus thuộc chi Morbillillin và chỉ nhận con người làm vật chủ. Đây là loại virus cấp tính, xảy ra vào mùa xuân hàng năm và có khả năng lây lan rất nhanh. Hiện nay, khi đã có vaccine phòng bệnh thì chỉ sau 5 đến 7 ngày các dấu hiệu sẽ dần biến mất. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh nặng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

Ngay khi mắc bệnh, sởi không có các triệu chứng ngay mà chỉ được phát hiện sau khi đã được từ 4 đến 10 ngày. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là cơ thể xuất hiện các vết ban đỏ lấm tấm. Chũng có màu hồng, thường tập trung thành một cụm và có thể gây ngứa nhẹ. Đầu tiên, chúng xuất hiện ở quanh tai và lây lan rất nhanh. Số lượng ban xuất hiện cũng thể hiện cho mức độ bệnh.

Ngoài ra, người đã mắc bệnh còn được nhận biết khi đi kèm thêm các dấu hiệu như:

  • Sốt cao, có thể đạt tới 40 độ và kèm theo hắt hơi, sổ mũi.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, mắt đỏ nhưng không đau.
  • Mệt mỏi, đau mỏi người và các cơ. Một số bệnh nhân có biểu hiện chán ăn và giảm cân bất thường.
  • Nổi nhiệt ở các vùng niêm mạc trong miệng, lợi. Nốt nhiệt đỏ, sưng to và có một vòng đỏ bao quanh bên ngoài.
Lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất và phòng tránh như thế nào?1Sởi là một căn bệnh gây ra bởi virus thuộc chi Morbillillin

Lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất?

Hầu như mọi người đều đã từng mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Trước đây, theo các báo cáo thì khi chưa có vaccine phòng bệnh, lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất là từ 5 đến 10 tuổi. Hiện nay, trẻ em vẫn là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất vì đề kháng yếu. Những trẻ em chưa tiêm chủng hoặc dưới 5 tuổi là người dễ mắc bệnh sởi nhất.

Sởi là một bệnh lây qua đường hô hấp nên rất dễ lây lan. Thông qua tiếp xúc thường ngày hoặc ho, hắt hơi, bạn đều có nguy cơ mắc bệnh. Những người chưa tiêm thường có nguy cơ 90% sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với người mang mầm bệnh. 

Bệnh sởi thường có thời gian ủ bệnh từ 12 đến 15 ngày, dễ lây nhất là trong khoảng 4 ngày sau khi nhiễm bệnh. Các dấu hiệu lúc này vẫn chưa thể hiện ra ngoài, vậy nên người mắc bệnh chưa biết và vẫn hoạt động bình thường. Khi có nguy cơ hoặc từng tiếp xúc với người bệnh, bạn cần phải tự cách ly từ 7 đến 14 ngày. 

Sởi cũng gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em. Người bệnh có thể mắc phải các bệnh hậu phát như viêm tai giữa, viêm màng não, loét giác mạc, suy dinh dưỡng,... Vậy nên, trẻ em đến tuổi tiêm phòng cần phải được tiêm vaccine phòng sởi để tránh gặp phải các biến chứng.

Lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất và phòng tránh như thế nào?2

Trẻ em vẫn là lứa tuổi dễ mắc bệnh sởi nhất vì sức đề kháng yếu

Cách phòng tránh bệnh sởi như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu xong lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất, bạn cần biết cách phòng tránh. Bởi theo các nghiên cứu, khi bạn có sự chuẩn bị trước thì các triệu chứng bệnh sẽ không quá nặng và không gây nên biến chứng.

  • Đối với trẻ em, bạn cần tiêm vaccine phòng sởi khi bé vừa đủ tuổi tiêm chủng. Có 2 mũi sởi cần phải tiêm khi 9 tháng tuổi và đủ 18 tháng tuổi.
  • Cách lý và không tiếp xúc với những người nghi mắc hoặc đang mắc bệnh sởi.
  • Nếu tiếp xúc với người nghi mắc bệnh hoặc đang ủ bệnh, bạn cần sát khuẩn sạch sẽ và vệ sinh tay chân, quần áo,...
  • Giữ cho nơi ở luôn thoáng mát, sạch sẽ và tự giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Nếu đang có dịch sởi bùng phát hoặc đề kháng yếu, bạn tránh tập trung nơi đông người. Nếu cần thiết, cần đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc tay với mắt và miệng.

Lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất và phòng tránh như thế nào 3

Đối với trẻ em, bạn cần tiêm vaccine phòng sởi khi bé vừa đủ tuổi tiêm chủng

Trong một số trường hợp, trẻ bị mắc bệnh yêu cầu có cha hoặc mẹ chăm sóc. Khi chăm sóc người bệnh, bạn cũng cần đeo khẩu trang đầy đủ và sát khuẩn ngay sau khi tiếp xúc. Có 4 nguyên tắc cần thiết khi trẻ bị mắc bệnh sởi là:

  • Cần phải điều trị đồng thời các triệu chứng sốt, ho, loét miệng để bệnh không tạo thành các biến chứng.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và vệ sinh nơi ở thật thoáng mát, sạch sẽ.
  • Cần bổ sung vitamin A theo đúng lượng mà bác sĩ chỉ định.
  • Nếu trẻ có các triệu chứng trở nặng hoặc lâu ngày chưa khỏi, cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để theo dõi.

Trong bài viết trên, nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất. Bài viết còn cung cấp cho bạn các thông tin như triệu chứng, cách phòng ngừa hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Phòng ngừa sởi bằng cách tiêm vắc xin là giải pháp hiệu quả nhất. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, chúng tôi cung cấp vắc xin MVVAC (Việt Nam), một loại vắc xin sống giảm độc lực an toàn và chất lượng cao. Vắc xin này được sản xuất trên tế bào phôi gà SPF tiên phát, chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có kháng thể phòng bệnh sởi. Đừng để bệnh sởi gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hãy đưa bé đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tiêm vắc xin MVVAC và bảo vệ an toàn cho gia đình bạn!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin