Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lượng glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Ngày 18/09/2017
Kích thước chữ

Bạn cần nắm rõ lượng glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường cũng như cách cân đo chỉ số lượng glucose để kịp thời có biện pháp phòng tránh, chữa trị. 1. Lượng glucose

Bạn cần nắm rõ lượng glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường cũng như cách cân đo chỉ số lượng glucose để kịp thời có biện pháp phòng tránh, chữa trị.

Lượng glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?
Lượng glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

1. Lượng glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Cũng giống như thắc mắc: đường trong máu cao có phải là tiểu đường, thì cũng khá nhiều người thắc mắc về lượng glucose trong máu. Chỉ số đường huyết (GI) phản ánh độ tăng đường huyết trong máu sau khi ăn những loại thực phẩm. Trong thực đơn hàng ngày có nhiều món ăn chứa chất bột đường như cơm, miến, bún, bánh mì…, tuy nhiên hàm lượng bột đường trong những thực phẩm này là khác nhau.

Chỉ số GI được chia làm 3 loại:

  • Thấp (GI <=50)
  • Trung bình (từ 56 – 69)
  • Cao (>70)

Khi bạn ăn những loại thực phẩm có GI cao thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng lên rất nhanh, nhưng lại giảm nhanh sau đó. Những thực phẩm có GI thấp thì khi hấp  thụ vào người, mức đường huyết sẽ tăng lên từ từ, nhịp nhàng, lúc hạ xuống cũng tương tự nhằm cân bằng lượng đường huyết trong máu, ổn định, tốt cho sức khỏe.

Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, là nguồn nhiên liệu cực kì quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Nếu lượng Glucose cao liên tục sẽ dẫn tới cơ chế bệnh tiểu đường. Chính vì thế, bạn cần kiểm soát lượng đường ở mức an toàn và bình thường như sau nhé:

  • Trước khi ăn: cung cấp tối đa 90 – 130m/dl (5,0 – 7,2mmol/l)
  • Sau ăn 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l)
  • Trước khi đi ngủ: 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l)

Tuy nhiên, để biết chính xác lượng glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường còn phải làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1C. Đây là chỉ số nhằm kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường mà không phụ thuộc vào lúc no hay đói. Chỉ số này bình thường là 5,4 – 6, 2%, nếu trên 7% là bị đái tháo đường. Cứ tăng 1% có nghĩa là đường huyết của bạn tăng 30mg.

Để xác định chỉ số đường huyết tại nhà xem bạn có bị tiểu đường không thì bạn nên đo lúc đói (khi nhịn đói ít nhất 8h trước đó và phải được kiểm tra ít nhất 2 lần).

  • Nếu chỉ số đường huyết từ 126mg/dl trở lên (tương đương 7,0 trở lên) thì bị tiểu đường hay đái tháo đường lúc đói).
  • Nếu chỉ số glucose lúc đói dao động 110 (6,1) – 126 mg/dl (7,0mmol/l) thì chắc chắn bạn đã bị rối loạn đường huyết hay tiền đái tháo đường. Và 40% trong số đó, bạn sẽ có nguy cơ bị tiểu đường trong vòng 5 năm.
  • Ngược lại, nếu đo được chỉ số như trên nhưng lượng đường dưới 6,1 thì cơ thể bạn đang hoàn toàn khỏe mạnh.

2. Cách cân bằng chỉ số đường huyết 

Lượng glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?
Tư vấn cách cân bằng chỉ số đường huyết

Khi bị tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn phải sống với căn bệnh cả đời. Việc kiểm soát đường huyết bằng máy đo đường huyết thường xuyên rất quan trọng. Thông qua các chỉ số hiển thị ở máy, bạn sẽ có cách để điều chỉnh chế độ ăn uống giữ đường huyết ở mức ổn định, an toàn.

Để phòng tránh và kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bạn cần nhớ một số điều sau đây:

  • Dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục và lưu ý tập các bài tập nhẹ nhàng.
  • Sử dụng máy đo đường huyết kiểm tra chỉ số trước và sau bữa ăn.
  • Tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá.
  • Sử dụng đúng cách điều trị và đơn thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí, lành mạnh.
  • Giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Những thông tin trong bài viết đã giúp bạn rõ hơn lượng glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường để từ đó có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Cao Thu

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin