Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lưu ý khi bệnh nhân thực hiện nội soi trĩ

Ngày 13/09/2023
Kích thước chữ

Nội soi trĩ đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, để quá trình này đạt được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo sự thoải mái cho bệnh nhân, cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu những điểm quan trọng này trong bài viết dưới đây.

Nội soi trĩ là một phần nội soi tiêu hóa liên quan đến bệnh lý về tiêu hóa, trực tràng của cơ thể. Quá trình nội soi trĩ đòi hỏi sự cẩn trọng và hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình này và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn, hãy cùng tham khảo những lưu ý quan trọng khi bệnh nhân thực hiện nội soi trĩ.

Nội soi trĩ là gì?

Nội soi là một công nghệ y học tiên tiến được sử dụng để quan sát và chẩn đoán các tình trạng bên trong cơ thể. Các thiết bị nội soi thường bao gồm một ống nội soi được trang bị camera và đèn chiếu sáng ở một đầu, và tay nắm điều khiển cùng với hệ thống dây dẫn truyền tín hiệu, bộ phận điều chỉnh và màn hình hiển thị. Ngày nay, nội soi đóng góp quan trong trong chẩn đoán và điều trị bệnh đặc biệt các bệnh liên quan đến tiêu hóa (nội soi ổ bụng), thực quản, dạ dày (nội soi thực quản dạ dày tá tràng)...

luu-y-khi-benh-nhan-thuc-hien-noi-soi-tri.jpg
Nội soi trĩ để xác định sự có mặt của các búi trĩ

Trong lĩnh vực y học hiện đại, nội soi đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc đánh giá và chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả việc đánh giá mức độ và tình trạng của các búi trĩ. Sử dụng kỹ thuật nội soi bệnh trĩ, giúp bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong hậu môn và trực tràng để xác định sự có mặt của các búi trĩ. Phương pháp này thực chất là một dạng của nội soi trực tràng, tuy nhiên, nó chỉ được áp dụng cho phần hậu môn và phần trực tràng ngoài. Bác sĩ có thể thực hiện nội soi bệnh trĩ bằng cách sử dụng một ống nội soi ngắn khoảng 1 cm để quan sát các vùng thường xuất hiện trích trĩ.

Quy trình thực hiện nội soi trĩ

Trước khi tiến hành nội soi, quy trình chuẩn bị và tư thế của bệnh nhân đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình nội soi diễn ra một cách hiệu quả và thoải mái cho cả bác sĩ và bệnh nhân.

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi tiến hành nội soi, bệnh nhân cần được hướng dẫn về kỹ thuật nội soi, những điều cần lưu ý và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật. Điều này giúp giảm căng thẳng và lo lắng của bệnh nhân và tạo điều kiện thoải mái và hợp tác với bác sĩ.

Trước khi thực hiện, việc vệ sinh hậu môn và trực tràng bằng thuốc xổ để loại bỏ chất thải và đảm bảo vệ sinh cho quá trình nội soi. Ngoài ra, phòng nội soi cần được trang bị đầy đủ máy móc và nhân lực để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ.

Tư thế của bệnh nhân trong quá trình nội soi cũng rất quan trọng. Bệnh nhân có thể được hướng dẫn tư thế nằm ngửa hoặc tư thế nghiêng trái tùy theo trường hợp cụ thể. Tư thế nằm ngửa giúp dễ dàng áp dụng và quan sát ánh sáng qua thành bụng, trong khi tư thế nghiêng trái có thể giúp bác sĩ đưa đèn qua các vùng quan trọng.

Bước 2: Thực hiện nội soi

Sau khi chuẩn bị, quá trình thực hiện nội soi bắt đầu. Bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác kiểm tra bên ngoài cơ vùng và từ trên đường lược hậu môn.

Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra và lắp đặt đầy đủ thiết bị nội soi. Dụng cụ soi cần được bôi trơn để dễ dàng lấy mẫu và quan sát bên trong trực tràng.

luu-y-khi-benh-nhan-thuc-hien-noi-soi-tri-1.jpg
Nội soi trĩ qua đường hậu môn

Tiến hành đưa ống nội soi qua hậu môn vào trực tràng để xác định vị trí và tình trạng của búi trĩ. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá các hình ảnh thu được từ camera trên ống nội soi.

Bước 3: Đánh giá kết quả

Dựa vào hình ảnh bên trong trực tràng và hậu môn, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng của bệnh trĩ và xác định liệu có cần thực hiện phương pháp điều trị nào cho bệnh nhân.

Quá trình nội soi không chỉ giúp chẩn đoán mà còn là bước quyết định cho việc điều trị tiếp theo, và đảm bảo hiệu quả của quá trình này phụ thuộc vào việc kỹ thuật thực hiện nội soi một cách chính xác và sự hợp tác của bệnh nhân.

Lưu ý khi bệnh nhân thực hiện nội soi trĩ

Việc thực hiện nội soi bệnh trĩ đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ những lưu ý quan trọng để đảm bảo kết quả chính xác và an toàn cho bệnh nhân. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý:

Chỉ định cho các trường hợp cần thiết: Nội soi bệnh trĩ thường được thực hiện cho những người có triệu chứng như đi ngoài ra máu, đau, ngứa, hoặc có búi trĩ thò ra ngoài hậu môn. Các trường hợp bệnh nhân đau bụng có thể liên quan đến bệnh lý về ruột như viêm ruột, ruột thừa... có thể tiến hành mổ nội soi ruột thừa nhằm xác định chính xác bệnh. Việc lựa chọn đúng đối tượng giúp tối ưu hóa hiệu quả của quá trình nội soi.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe: Không khuyến cáo nội soi trĩ cho những người có các vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, bệnh động mạch vành, hậu môn hẹp, đường ruột hẹp, thần kinh yếu, người lớn tuổi yếu đuối, hay phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai. Trước khi thực hiện nội soi, bác sĩ cần thực hiện khám sức khỏe tổng quát của bệnh nhân để đảm bảo an toàn.

luu-y-khi-benh-nhan-thuc-hien-noi-soi-tri-3.jpg
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân trước khi thực hiện nội soi

Chuẩn bị trước quá trình nội soi: Trong ngày trước khi nội soi, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống dễ tiêu hoá và hạn chế thức ăn rắn. Điều này giúp làm sạch đường tiêu hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nội soi.

Sự thoải mái của bệnh nhân: Trong quá trình thực hiện nội soi, nếu bệnh nhân cảm thấy đau hoặc xuất hiện bất kỳ điều bất thường nào, nên báo ngay cho bác sĩ để ngừng quá trình nội soi và kiểm tra. Điều này giúp tránh các tổn thương không mong muốn và đảm bảo sự an toàn.

Quản lý triệu chứng sau nội soi: Sau khi nội soi hoàn thành, bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu và có một số triệu chứng như rát vùng hậu môn. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường sẽ tự giảm đi và biến mất sau một thời gian ngắn. Nếu có triệu chứng nặng hơn hoặc kéo dài, hoặc có chảy máu hậu môn, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Hy vọng những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình nội soi trĩ, các lưu ý khi bệnh nhân thực hiện nội soi trĩ. Từ đó, có sự chuẩn bị và hợp tác với bác sĩ trong quá trình thực hiện để kết quả nội soi trĩ chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.