Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lưu ý khi bị nổi rôm sảy ở bụng

Ngày 17/04/2022
Kích thước chữ

Nếu vùng da bụng của bạn xuất hiện mẩn đỏ hay mụn nước li ti, rất có thể bạn đã bị rôm sảy. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí khi bị nổi rôm sảy ở bụng và một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng này.

Rôm sảy có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Trong đó, vùng bụng, lưng, ngực là những vùng thường xuất hiện rôm sảy đầu tiên, sau đó lan ra các vùng khác. Vậy phải làm thế nào khi bị nổi rôm sảy ở bụng?

Nổi rôm sảy ở bụng là tình trạng gì?

Rôm sảy là tình trạng xuất hiện mẩn đỏ li ti trên da và gây ngứa. Mẩn đỏ thường tập trung ở các vùng bụng, ngực, lưng, cánh tay,... Sau đó lan rộng ra toàn bộ cơ thể, và thường bùng phát vào mùa hè oi nóng.

Rôm sảy là tình trạng xuất hiện mẩn đỏ li ti trên da và gây ngứa Rôm sảy là tình trạng xuất hiện mẩn đỏ li ti trên da và gây ngứa

Khi mồ hôi của cơ thể tiết ra quá nhiều, bã nhờn và bụi bẩn bám lại trên da, sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó gây ra tình trạng viêm da, và nổi mẩn đỏ trên da.

Rôm sảy có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể khiến bé thường bị nổi mẩn đỏ ở bụng.

Cách xử trí khi bị nổi rôm sảy ở bụng

Hầu hết, các trường hợp bị nổi rôm sảy có thể tự hết sau vài ngày nếu da được giữ mát và khô thoáng. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để quá trình hồi phục của da nhanh hơn và đạt hiệu quả tốt hơn.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Khi bị nổi rôm sảy ở bụng, bạn có thể sử dụng một số loại kem chứa chất Calamine hoặc kem Hydrocotisone để giúp giảm cảm giác ngứa và kích ứng ở vùng da bị rôm sảy.

Sau một thời gian sử dụng, nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như nổi mụn mủ, nhiễm trùng,… thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Nếu vùng da rôm sảy bị phát ban, xuất hiện mẩn đỏ và có dấu hiệu nhiễm trùng,… thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có chứa kháng sinh để ngăn ngừa các vi khuẩn hay virus xâm nhập qua da gây nên các biến chứng khác.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch nếu người bệnh có dấu hiệu bị mất nước.

Sử dụng một số loại kem chứa chất Calamine hoặc kem Hydrocotisone để giúp giảm cảm giác ngứa và kích ứng ở vùng da bị rôm sảy Sử dụng một số loại kem chứa chất Calamine hoặc kem Hydrocotisone để giúp giảm cảm giác ngứa và kích ứng ở vùng da bị rôm sảy

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Bằng việc sử dụng những nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, dễ kiếm và an toàn; bạn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh nổi rôm sảy ở bụng.

Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày và có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Trong Đông y, mướp đắng hay còn gọi là khổ qua có vị đắng, tính lạnh. Nó có tác dụng giải nhiệt, trừ độc và tiêu viêm. Theo Y học hiện đại, mướp đắng cũng được cho rằng có tác dụng diệt khuẩn và hỗ trợ điều trị bệnh rôm sảy.

Bởi vì trong mướp đắng có chứa nhiều Vitamin C và các khoáng chất như protein, lipid, cacbonhydrat,… Do đó nó có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Lá trà xanh

Trong y học cổ truyền, lá trà xanh có vị đắng, tính mát, kèm theo đó là có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, giúp chống mụn nhọt và các loại rôm sảy. Còn theo y học hiện đại ngày nay, trong lá trà xanh có chứa các axit amin tự do, một số vitamin như A, B2, B5,… Vì thế nó có tác dụng diệt vi khuẩn, đồng thời làm giảm các triệu chứng sưng viêm.

Bạn có thể dùng lá trà tươi để pha với nước nóng uống hàng ngày hoặc là kết hợp tắm nước lá trà để điều trị rôm sảy.

Lá trà xanh có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, giúp chống mụn nhọt và các loại rôm sảy Lá trà xanh có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, giúp chống mụn nhọt và các loại rôm sảy

Bột sắn dây, rau má

Bột sắn dây có vị ngọt, tính bình. Loại bột này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Không những thế, bột sắn dây còn có thể làm giảm mụn nhọt và rôm sảy do nóng bên trong cơ thể hoặc là do các tác nhân bên ngoài.

Còn rau má chính là loại thực phẩm có tính mát. Trong rau má có chứa nhiều loại vitamin và chất xơ có tác dụng tiêu viêm, giải nhiệt. Đồng thời nó còn có công dụng chữa trị các bệnh về gan, tim và rôm sảy.

Làm sao để ngăn ngừa nổi rôm sảy ở bụng

  • Tránh để cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Khi thời tiết nắng nóng oi bức, nên sử dụng quạt hoặc điều hoà hoặc tắm để làm mát cơ thể, và giữ cho da luôn khô thoáng.
  • Mặc những loại quần áo mỏng, thoáng mắt, được làm từ chất liệu thấm hút tốt như lụa, lanh,… Cần tránh các chất liệu gây nóng và bí da.
  • Không nên dùng các loại kem bôi hoặc thuốc mỡ có chứa dầu trong thành phần, vì chúng sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Tăng cường bổ sung vào bữa ăn thường ngày các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất có tác dụng thanh nhiệt giai độc. Bên cạnh đó, cần uống đủ nước để cơ thể tăng cường hoạt động giải độc.

Nổi rôm sảy ở bụng là tình trạng thường gặp và không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể nắm thêm được nhiều thông tin về rôm sảy và cách phòng ngừa tình trạng này.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:rôm sảyMùa hè