Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mắc bệnh mề đay mãn tính có chữa được không?

Ngày 27/05/2022
Kích thước chữ

Bệnh mề đay mãn tính có thể kéo dài liên tiếp hơn 6 tuần nếu như người bệnh chủ quan không có những biện pháp chữa bệnh. Trong giai đoạn mắc bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện làm cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, mệt mỏi và khó chịu vô cùng.

Bệnh mề đay mãn tính là căn bệnh xảy ra ngày càng phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân và các phương pháp điều trị mề đay mãn tính là vô cùng quan trọng để giảm thiểu mức độ nguy hiểm cũng như những biểu hiện khó chịu mà bệnh gây ra. Vậy mề đay mãn tính có chữa được không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh mề đay mãn tính là gì?

Mề đay mãn tính là một dạng tổn thương da có thời gian kéo dài trên 6 tuần. Đặc điểm nổi bật của bệnh là tình trạng nổi phát ban và nổi mẩn ngứa trên da khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu.

Mắc bệnh mề đay mãn tính có chữa được không? 1

Mề đay mãn tính gây ra cảm giác ngứa ngáy khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu

Tuy nhiên, mề đay mãn tính không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà chỉ làm tổn thương ở trên vùng da, nhưng bệnh lại kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, đồng thời cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ cũng như mức độ tập trung của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mãn tính

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh mề đay mãn tính như:

  • Do nước
  • Do dị ứng với các dị nguyên như thời tiết, phấn hoa, nấm mốc,...
  • Mề đay giao cảm, xảy ra sau khi người bệnh tập thể dục, sau khi tắm hay khi bị cảm xúc bị thay đổi đột ngột.
  • Do áp lực như thường xuyên phải ma sát với giày dép, quần áo hay một số đồ vật cá nhân khác.
  • Do nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Do tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh mà không có bất kỳ vật nào che chắn.

Mắc bệnh mề đay mãn tính có chữa được không? 2

Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời mà không có vật che chắn là nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mãn tính

Ngoài ra, vẫn còn có một số ít trường hợp bị bệnh mề đay mãn tính do ảnh hưởng từ một số căn bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Nhiễm trùng mãn tính.
  • Nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter pylori.
  • Nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán.
  • Gặp các vấn đề về tuyến giáp.
  • Chức năng gan ngày càng suy giảm.
  • Các bệnh lý tự miễn khác.

Bệnh mề đay mãn tính có chữa không?

Mề đay mãn tính thường có đặc điểm là kéo dài liên tục và rất dễ tái phát lại. Tuy nhiên, bệnh lại không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại để lại một số tổn thương khó chịu trên da. Bệnh mề đay mãn tính hoàn toàn có thể chữa được nếu như người bệnh phát hiện ra sớm và đi điều trị kịp thời.

Nhưng nếu như cứ để bệnh lâu hoặc không được điều trị đúng cách thì có thể sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như:

Thâm nhiễm da

Đặc tính của bệnh này đó chính là kéo dài dai dẳng và gây ngứa âm ỉ nên người bệnh thường có thói quen muốn gãi, thậm chí còn chà xát mạnh làm cho vùng da bị tổn thương nặng nề. Việc gãi quá nhiều như vậy sẽ khiến cho da dễ bị dày sừng và thâm nhiễm làm cho bệnh trở nên khó điều trị, thậm chí còn để lại những vết sẹo trên da người bệnh.

Chàm hóa da

Chàm hóa da là hiện tượng trên da có biểu hiện dày sừng do chịu sự tổn thương của nổi mề đay mãn tính, khiến cho da trở nên khô ráp và nứt nẻ hơn rất nhiều. Tình trạng này không chỉ làm cho da trở nên mất thẩm mỹ mà còn để lại nhiều nốt thâm sẹo, tăng nguy cơ bị bội nhiễm cao.

Mắc bệnh mề đay mãn tính có chữa được không? 3 Hiện tượng chàm hóa da do phải chịu nhiều sự tổn thương của bệnh mề đay mãn tính

Có khả năng mắc các bệnh dị ứng khác

Bệnh mề đay mãn tính nếu như không được điều trị sớm có thể gây kích thích và làm cho hệ miễn dịch sản sinh ra nhiều kháng nguyên IgE hơn. Một số bệnh lý dị ứng có thể xuất hiện do nồng độ kháng nguyên IgE có ở trong huyết thanh tăng cao như hen suyễn, bệnh chàm da, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng,...

Những phương pháp chăm sóc khi bị bệnh mề đay mãn tính

Bệnh mề đay mãn tính không phải là một căn bệnh khó chữa, vì vậy người bệnh có thể thực hiện theo một số giải pháp dưới đây để bệnh có thể nhanh khỏi:

  • Không nên tiếp xúc quá lâu hoặc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh (ánh nắng trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều). Nếu như cần phải hoạt động ngoài trời thì nên sử dụng các vật dụng che chắn cẩn thận và thoa kem chống nắng để làm suy giảm sự ảnh hưởng của tia UV đối với sức khỏe làn da.
  • Thường xuyên tẩy giun sán định kỳ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
  • Hạn chế cào gãi hoặc chà xát mạnh lên những vùng da bị tổn thương. Thay vào đó nên sử dụng các biện pháp làm dịu da và giảm ngứa khác như tắm nước mát, đắp khăn lạnh,...
  • Ngừng sử dụng các loại thuốc, mỹ phẩm hay thực phẩm có khả năng gây dị ứng.
  • Không nên tắm nước quá nóng và hạn chế sử dụng với các nguồn nước lạ.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và có chất liệu cotton để tránh gây ma sát lên vùng da đang tổn thương.
  • Có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý để cải thiện thể trạng và hỗ trợ làm suy giảm lo lắng, stress quá mức.
  • Không nên tập luyện các bài tập thể dục thể thao gây đổ mồ hôi quá nhiều, thay vào đó có thể lựa chọn các môn nhẹ nhàng như tập yoga, bơi lội hoặc ngồi thiền.
  • Nếu như bệnh không có dấu hiệu suy giảm thì nên đến bệnh viện gặp các bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

>>> Mách bạn: Dung dịch uống A.T Desloratadin 2.5mg hương dâu hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay mãn tính (30ml) cực kỳ hiệu quả.

Tuy bệnh mề đay mãn tính không lây lan và không ảnh hưởng nặng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tính thẩm mỹ của người bệnh. Vì vậy, nếu thấy bản thân xuất hiện những biểu hiện lạ bất thường thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên môn hoặc các bệnh viện da liễu uy tín để tình trạng bệnh được cải thiện nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin