Bạn đang tìm cách nói chuyện với con tuổi dậy thì? Bạn muốn kết nối với con cái nhiều hơn, nhất là khi con đang ở độ tuổi dậy thì nhạy cảm? Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi trên thì hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Tuổi dậy thì là giai đoạn mà tất cả chúng, ai cũng phải trải qua để trở thành một người trưởng thành. Tuổi dậy thì đến kéo theo nhiều sự thay đổi cả về sinh lý lẫn tâm lý. Với các bậc cha mẹ thì làm như thế nào để nói chuyện với con cái ở tuổi này là cả một bài toán khó. Vậy có cách nói chuyện với con tuổi dậy thì nào hiệu quả không và cụ thể đó là những cách nào?
Cách nói chuyện với con tuổi dậy thì là nói chuyện với nhiều chủ đề
Cách nói chuyện với con tuổi dậy thì đầu tiên là nói chuyện với con nhiều chủ đề khác nhau. Ở tuổi dậy thì, con cái quan tâm nhiều thứ xung quanh cuộc sống. Các bạn ở tuổi dậy thì bắt đầu thực hành tính tự chủ và đi tìm những cá tính và mong muốn khác của bản thân ngoài việc học. Thế nhưng, nhiều bậc cha mẹ chỉ nói với con về chuyện học hành, thi cử, điểm số mà ít khi chia sẻ, trò chuyện với con các chủ đề khác trong cuộc sống của con.
Thay vì đặt các câu hỏi như “môn toán con thi được bao nhiêu điểm?”, “môn văn khi nào thi?”,... thì phụ huynh nên khéo léo thay đổi câu hỏi để biết và hiểu hơn về cuộc sống ở trường của con và điều này cũng là bước đệm để con chủ động chia sẻ về vấn đề những vấn đề xoay quanh câu chuyện học hành như thầy cô, bạn bè, điểm số, môn học yêu thích,... Cha mẹ có thể con “hôm nay con đi học có vui không?”, “hôm nay đi học có gì thú vị không?”,...
Ba mẹ cũng có thể mở rộng chủ đề nói chuyện với con bằng cách nói chuyện với con về môn thể thao, ca sĩ, gameshow, nhạc cụ hay bất cứ cái gì mà con thích. Từ đó hiểu hơn về sở thích, tính cách, năng khiếu của con trên hành trình nuôi dạy và làm bạn với con.
Cho con quyền bình đẳng trong những cuộc trò chuyện
Một trong những cách nói chuyện với con tuổi dậy thì sao cho hiệu quả đó là cho con quyền bình đẳng trong những cuộc trò chuyện. Trong mắt những người làm cha, làm mẹ thì có lẽ con cái dù ở tuổi nào cũng là đứa con bé bỏng do đó khi nói chuyện với con ít nhiều cha mẹ cũng sẽ duy trì một khoảng cách nhất định. Thậm chí luôn đặt mình ở bề trên và dùng giọng điệu ra lệnh cho con nhiều hơn là nói chuyện với con.
Tuy nhiên, với con cái ở tuổi dậy thì, tuổi mà như đã nói ở trên con đã có ý thức tự lập và những suy nghĩ riêng của bản thân. Con cũng muốn được cha mẹ nhìn nhận và lắng nghe như một người lớn trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng chứ không phải ra lệnh như lúc còn bé. Vì thế, thay vì vẫn giữ nguyên phương pháp cũ về cách nói chuyện với con như khi còn bé thì cha mẹ nên thay đổi cách nói chuyện với con như bước đầu tiên trong việc thay đổi cách giáo dục.
Đồng thời chúng ta cũng thấy rằng ở độ tuổi này thì con cái đã có cho mình suy nghĩ và cách nhìn nhận thẳng thắn mọi việc hơn về hành động của ba mẹ. Do đó, ba mẹ muốn con dùng thái độ như thế nào để nói chuyện với mình thì chính mình cũng phải làm gương cho con.
Ngưng ra lệnh và hỏi ý kiến của con
Những câu nói như “con phải như thế này”, “con phải như thế kia” hay “con hãy làm điều gì đó” thì khả năng cao là trong mắt con bạn đó là một câu ra lệnh của từ ba mẹ của nó. Những câu nói kiểu như ra lệnh như thế này có thể kích thích mong muốn thể hiện tính tự chủ của mình. Cụ thể là con có thể sẽ thấy không đồng tình thậm chí là xung đột, cãi lại cha mẹ và hình thành nên tâm lý nổi loạn của con với ba mẹ của mình.
Bất cứ ai cũng không thích việc mình bị ra lệnh bởi ai đó, kể cả đó có là cha mẹ của mình, đó là tâm lý chung của con người. Bản thân chúng ta, những người làm cha, làm mẹ cũng không thích chính ba mẹ của chúng ta ra lệnh cho mình phải làm điều này hay điều khác và chúng ta hãy hiểu rằng, con cái cũng không muốn điều đó, nhất là với một đứa trẻ ở tuổi dậy thì. Vì vậy cách nói chuyện với con tuổi dậy thì hợp lý lúc này là hỏi ý kiến của con và khéo léo điều hướng để câu trả lời của con đúng đắn.
Không từ chối ngay lập tức mà đổi cách thức phù hợp khác
Một điều mà các bậc phụ huynh hay mắc phải đó là ngay lập tức phủ nhận hay từ chối một yêu cầu của con. Điều này khiến con cảm thấy không được cha mẹ lắng nghe và thấu hiểu về những yêu cầu của mình. Trước hết, bạn cần nghe lý do mà con đưa ra yêu cầu, nếu hợp lý hãy đồng ý với con, nếu không hợp lý hãy trò chuyện, phân tích cùng con để con hiểu lý do vì sao ba mẹ không ủng hộ con.
Nếu cần thiết bạn cũng có thể kèm theo các điều kiện để đổi lấy các kết quả mà bạn muốn mà vẫn có thể giúp con thực hiện được mong muốn của con. Ví dụ như thay vì chối cho con đi chơi vì sợ con không dành thời gian cho việc học thì bạn có thể đặt điều kiện cho con rằng nếu con đạt điểm số này cho môn học này thì mẹ sẽ cho con đi. Điều này giúp con cảm thấy dễ chịu hơn hoặc thậm chí là thúc đẩy ý chí học hành của con!
Và đó là một số chia sẻ về cách nói chuyện với con tuổi dậy thì, mong rằng quý phụ huynh có thể áp dụng thành công với con cái của mình. Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết khác trên kênh của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến chuyên đề chăm sóc và nuôi dạy con cái!
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.