Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách nói chuyện với con: Trò chuyện cởi mở và những điều cần tránh

Ngày 12/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi cha mẹ biết cách nói chuyện với con, tình cảm gia đình sẽ thêm gắn kết và dù ở độ tuổi nào con cái cũng luôn muốn gần gũi với cha mẹ. Ngược lại, khoảng cách giữa 2 thế hệ ngày càng lớn thậm chí có nhiều bất đồng quan điểm khiến không khí gia đình kém hòa hợp.

Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn gia đình luôn có sự kết nối tình cảm chặt chẽ giữa các thế hệ, nhất là giữa cha mẹ và con cái. Muốn vậy, cha mẹ cần có cách giao tiếp cùng con hiệu quả. Bài viết này dành cho những ai chưa biết cách nói chuyện với con thế nào để con sẵn sàng mở lòng trong mọi tình huống.

Cha mẹ biết cách nói chuyện với con có lợi ích gì?

Trò chuyện cùng con vừa là cách gắn kết tình cảm gia đình, vừa là cách cha mẹ dạy con các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và cũng là cách để cha mẹ thấu hiểu, theo sát từng chặng đường phát triển của con. Có thể kể đến những lợi ích nổi bật khi cha mẹ biết cách trò chuyện cùng con như:

Con học được nhiều kỹ năng khi trò chuyện cùng cha mẹ

Khi trò chuyện cùng cha mẹ, con cái học được kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể. Chúng cũng học được cách lắng nghe tích cực, cách trình bày quan điểm, cách tư duy mạch lạc, cách lập luận chặt chẽ. Phát triển kỹ năng giao tiếp tự tin ở trẻ không cần những khóa học đắt tiền, không cần những điều đao to búa lớn. Tất cả chỉ đơn giản xuất phát từ việc cha mẹ biết cách nói chuyện với con.

Cách nói chuyện với con: Trò chuyện cởi mở và những điều cần tránh 1
Tùy từng lứa tuổi, cha mẹ cần chọn cách trò chuyện phù hợp với con

Tạo sự kết nối giữa 2 thế hệ

Chỉ 3 - 5 phút trò chuyện chất lượng mỗi ngày cũng đủ để cha mẹ tạo nên sự kết nối mạnh mẽ với trẻ. Khi việc trò chuyện hàng ngày trở thành thói quen, trẻ sẽ cảm thấy dễ mở lòng để chia sẻ mọi điều quanh cuộc sống của chúng dù ở lứa tuổi nào. Khi đó, sẽ không xuất hiện khoảng cách quá lớn giữa 2 thế hệ, nhất là khi con cái đến tuổi dậy thì “trái tính trái nết”.

Cha mẹ biết cách nói chuyện với con tốt cho sức khỏe tâm lý của trẻ

Theo các nghiên cứu, độ tuổi trung bình ở trẻ em để xuất hiện rối loạn lo âu là 6 tuổi. Các rối loạn hành vi có thể bắt đầu từ 11 tuổi. Các rối loạn về tâm trạng như trầm cảm ở học sinh có thể bắt đầu từ 13 tuổi. Khi phụ huynh nói chuyện về sức khỏe tâm lý với trẻ, trẻ sẽ bày tỏ mọi tâm tư, tình cảm. Cha mẹ sẽ biết cách đồng hành, “gỡ rối tơ lòng” để con tránh rơi vào các trạng thái khủng hoảng tâm lý theo lứa tuổi.

Củng cố niềm tin của trẻ dành cho cha mẹ

Khi thường xuyên trò chuyện đúng cách với con, niềm tin của con cái vào cha mẹ sẽ được củng cố. Khi đó, con cái sẽ dễ dàng chia sẻ các vấn đề quan trọng như sự phát triển sinh lý, bạo lực học đường, vấn đề tình cảm,…

Nguyên tắc quan trọng trong cách nói chuyện với con

Trong cách nói chuyện với con, có một số nguyên tắc cha mẹ cần ghi nhớ như:

Lắng nghe con một cách tập trung

Cha mẹ không nên trả lời câu hỏi hay phản hồi con một cách qua loa lấy lệ. Hãy gác mọi chuyện riêng, rời mắt khỏi tivi, điện thoại và tập trung vào những gì con nói. Chỉ khi đó, trẻ mới cảm thấy được tôn trọng và mong muốn chia sẻ nhiều hơn với bạn.

Cách nói chuyện với con: Trò chuyện cởi mở và những điều cần tránh 2
Lắng nghe tập trung là cách nói chuyện với con rất hiệu quả

Không tỏ ý coi thường những lời nói, hành động của trẻ

Tính tự tôn của trẻ em không khác gì người lớn. Nếu bạn coi thường hay cười cợt những gì trẻ nói, trẻ sẽ có cảm giác xấu hổ, bị xúc phạm. Và đây là cách nhanh nhất để ngắt kết nối giữa cha mẹ và con cái.

Không công kích, xúc phạm trẻ trong mọi tình huống

Cha mẹ nên đưa ra những lời khuyên chân thành, mang tính chất xây dựng trong tâm trạng hết sức bình tĩnh. Việc dùng lời lẽ tiêu cực để công kích trẻ có thể trở thành nỗi ám ảnh theo trẻ trong suốt nhiều năm sau này.

Không nói tục khi nói chuyện với trẻ

Không nói tục khi trò chuyện cùng con cũng là nguyên tắc quan trọng cha mẹ cần nhớ. Đây là cách để các bậc phụ huynh thể hiện sự văn minh, giáo dục con cái sự văn minh và thể hiện sự tôn trọng của mình với con.

Trao cho trẻ quyền bày tỏ quan điểm

Cho phép trẻ thoải mái bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân cũng là việc bạn nên làm. Trẻ không muốn bị áp đặt và luôn muốn được công nhận quan điểm cá nhân. Vì vậy, để có một cuộc trò chuyện cởi mở và bình đẳng đúng nghĩa, cha mẹ nên trao quyền bày tỏ suy nghĩ cho trẻ.

Cách nói chuyện với con: Trò chuyện cởi mở và những điều cần tránh 3
Giao tiếp với con cần dựa trên sự thấu hiểu

Hiểu đặc điểm của con khi giao tiếp

Một số nhóm trẻ đặc thù cần có cách giao tiếp đặc biệt như trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ,… Cha mẹ cần hiểu các đặc điểm của con để chọn được cách nói chuyện với con phù hợp. Ví dụ, giao tiếp với trẻ tự kỷ cần cha mẹ nói ít đi, biết cách chờ đợi, giao tiếp bằng hành động,...

Sai lầm cha mẹ cần tránh khi nói chuyện với con

Ngoài những nguyên tắc nêu trên, cũng có một số sai lầm mà cha mẹ cần tránh khi trò chuyện cùng con như:

  • Lảng tránh hoặc bỏ qua những vấn đề trẻ muốn được giải đáp: Vì bất cứ lý do nào, nếu bạn đang phạm phải sai lầm này tức là bạn đang làm mất hứng thú trò chuyện với trẻ. Nếu điều này lặp lại thường xuyên, sẽ không bất ngờ khi tần suất trẻ muốn trò chuyện cùng bạn ngày càng giảm.
  • Giáo huấn, chê bai trẻ quá nhiều: Trẻ sẽ không muốn trò chuyện khi biết trước kết cục sẽ là những lời giáo huấn áp đặt hay những lời chê bai, so sánh. Hành động này của cha mẹ thường xuất phát từ việc không hiểu tâm lý con, không đặt mình vào vị trí của con và thiếu sự ghi nhận giá trị của con.
  • Bắt đầu cuộc trò chuyện một cách thiếu bình tĩnh: Để có được sự hợp tác của trẻ, cha mẹ nên giữ tâm trạng bình tĩnh. Nếu bạn cảm thấy chưa thể kiểm soát cảm xúc của mình, hãy rời cuộc trò chuyện sang lúc khác. Nếu sự nóng giận của bạn khiến con sợ hãi thì chúng cũng rất sợ khi phải trò chuyện với bạn vào những lần tiếp theo.
Cách nói chuyện với con: Trò chuyện cởi mở và những điều cần tránh 4
Tạo không gian thoải mái cho cuộc trò chuyện

Cách nói chuyện với con có những nguyên tắc nhất định mà cha mẹ nên tuân thủ. Cũng có những sai lầm mà không ít bậc cha mẹ đang mắc phải khi trò chuyện với con. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã biết cách trò chuyện cùng con hiệu quả dựa trên sự cởi mở và thấu hiểu. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm