Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một người có thể có một hoặc nhiều năng khiếu trong đa dạng các lĩnh vực. Việc phát hiện sớm năng khiếu, tích cực tập luyện giúp năng khiếu phát triển thành tài năng sáng. Cùng tìm hiểu về năng khiếu là gì qua bài viết dưới đây.
Trẻ em cần được rèn luyện cả về trí tuệ lẫn thể chất để có thể phát triển toàn diện. Bố mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy trẻ những bài học vỡ lòng cũng như giúp trẻ hình thành tính cách riêng. Thông qua sự trợ giúp, dạy con đúng cách và ủng hộ của gia đình, trẻ có thể phát triển năng khiếu của riêng mình. Vậy năng khiếu là gì? Làm thế nào để trẻ có thể phát huy tối đa năng khiếu của mình, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
“Năng khiếu là gì?” là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm và tìm hiểu. Theo định nghĩa, năng khiếu là năng lực làm việc giỏi ở một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như năng khiếu chơi đàn có nghĩa là trẻ có thể học đàn nhanh và chơi rất giỏi. Năng khiếu là các tiềm năng bẩm sinh của mỗi người, khi năng khiếu được rèn luyện đúng sẽ phát triển thành tài năng.
Năng khiếu được hiểu là việc một người làm giỏi một công việc nhất định, nếu năng khiếu được chuôi rèn đến độ “tuyệt mỹ” thì sẽ phát triển thành tài năng sáng. Năng khiếu còn được hiểu là tiềm năng bẩm sinh, có thể đã được khai mở hoặc chưa được biết đến.
Một người có thể biểu hiện năng khiếu ở một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như năng khiếu, tư duy sáng tạo, trí tuệ hoặc nghệ thuật. Hơn thế nữa, năng khiếu còn được thể hiện thông qua việc học ngôn ngữ, toán học, khoa học và xã hội.
Điều quan trọng là bố mẹ cần biết không phải trẻ nào cũng đều bộc lộ năng khiếu. Mỗi nhóm nhân khẩu học, địa lý và tính cách khác nhau sẽ có những năng khiếu không giống nhau. Chính vì vậy, bố mẹ cần quan sát và phát hiện sớm tiềm năng của trẻ, sau đó tìm cách giúp đỡ và động viên con phát huy hết khả năng của mình.
Năng khiếu nghệ thuật rất dễ nhận biết, thông qua việc tỉ mỉ quan sát hành vi và sở thích của bé. Năng khiếu này được thể hiện qua sự quan tâm và thích thú của trẻ đối với các hoạt động nghệ thuật như âm nhạc, vẽ tranh, điêu khắc, khiêu vũ, diễn kịch...
Năng khiếu về sáng tạo thể hiện qua cách suy nghĩ và thể hiện ra bên ngoài của trẻ. Trẻ em có sự phát triển khả năng sáng tạo sẽ có cái nhìn rất đặc biệt về thế giới xung quanh. Bố mẹ có thể dễ nhận thấy ở trẻ một số tính cách như khó bảo, dễ gây ra xung đột, không tuân theo nguyên tắc và độc lập trong cách suy nghĩ của mình.
Năng khiếu là gì? Năng khiếu là năng lực làm tốt và giỏi trong một lĩnh vực nào đó. Năng khiếu xã hội của trẻ thể hiện qua cách thiết lập nhiều mối quan hệ thân thiết, khả năng thấu hiểu và đồng cảm với mọi người. Hành vi của trẻ có năng khiếu xã hội thường rất mạnh mẽ, thích chỉ đạo và có thể không quá quan tâm đến việc học hành sách vở. Ngoài ra, trẻ có năng khiếu xã hội thường rất độc tập, có tinh thần tự giác thực hiện và hoàn thành công việc.
Biểu hiện của năng khiếu thể thao là bé rất đam mê, nhiệt huyết và chơi giỏi một hoặc nhiều môn thể thao nào đó. Bất kể đó là cờ vua, bóng bàn, bóng đá, võ thuật,... Đây là loại năng khiếu tương đối dễ nhận ra. Khi đó, bạn sẽ thấy trẻ dành nhiều thời gian để rèn luyện môn thể thao mình thích và cố gắng đạt được nhiều thành tích đáng mong đợi.
Từng trẻ em khác nhau, sẽ bộc lộ các năng khiếu thiên bẩm không giống nhau. Vậy nên, để biết được năng khiếu của trẻ, bạn cần dành nhiều thời gian quan sát và đánh giá. Sau khi biết được năng khiếu là gì, bạn có thể định hướng cho trẻ rèn luyện đúng cách để phát huy tối đa tiềm năng.
Các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc cho con đi học các lớp năng khiếu, để đánh giá liệu thật sự trẻ có niềm đam với lĩnh vực đó hay chỉ là sở thích nhất thời. Từ đó, bố mẹ sẽ biết cách nên làm gì để nuôi dưỡng niềm đam mê cho con.
Bạn cũng không nên chỉ vì chạy theo xu hướng mọi người xung quanh, mà bắt ép trẻ phải học các lớp năng khiếu trẻ không thật sự thích. Việc này không những không có lợi, mà còn hạn chế cơ hội trẻ tìm được đúng năng khiếu và sở trường của mình. Thông thường, chỉ những gì thật sự yêu thích và đam mê, trẻ mới có nhiều nhiệt huyết và năng lượng để làm tốt nhất có thể. Chính vì thế, bố mẹ cần là người luôn ở phía sau động viên, khuyến khích con theo đuổi lĩnh vực mà con thật sự đam mê.
Nếu có thời gian, bạn có thể sắp xếp tham gia các hoạt động mà trẻ yêu thích, giúp con cảm nhận được tình yêu của bố mẹ dành cho mình. Dù chưa phát hiện năng khiếu của con là gì, bố mẹ cũng không nên tỏ ra thất vọng, hay có những ngôn từ không phù hợp nhắm vào con trẻ. Điều này có thể làm trẻ mất tinh thần, chấn thương tâm lý và khó hòa nhập với mọi người xung quanh. Năng khiếu có thể cần thời gian để bộc lộ, do đó bạn cần kiên nhẫn nuôi dạy để bé có thể phát triển toàn diện.
Có nhiều người quan niệm rằng: “Thiên tài do bẩm sinh đã có, không phải được tạo thành”. Rất nhiều nhà khoa học cũng chấp nhận điều này, rằng năng khiếu một cách gián tiếp có tính di truyền mạnh mẽ. Nghiên cứu khoa học cũng kết luận rằng, đặc điểm quan trọng của năng khiếu là trẻ có nhiều động lực và niềm say mê tìm tòi, học hỏi để tạo ra điều mới.
Động lực này thường bắt nguồn từ nền tảng gia đình, đặc biệt là những người có sức ảnh hưởng. Nghề nghiệp hoặc niềm đam mê của bố mẹ với một lĩnh vực nào đó, truyền nhiều cảm hứng cho trẻ tìm tòi và học hỏi.
Thêm nữa, nghiên cứu cũng kết luận được dù gen trội hay gen lặn đều có thể được biểu hiện. Các gen này để biểu hiện được cần có sự tương tác với nhau, cũng như ảnh hưởng của môi trường xung quanh, để trẻ phát huy hết tiềm năng.
Năng khiếu của trẻ có thể được phát hiện khi người lớn trực tiếp hướng dẫn, động viên trẻ theo đuổi đam mê hoặc trẻ bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của bố mẹ. Tất cả những yếu tố vừa kể trên góp phần nuôi dưỡng đam mê cho trẻ ngay từ những ngày đầu.
Kết luận là, năng khiếu có tính di truyền. Tuy vậy, để nuôi dưỡng năng khiếu phát triển đến mức gọi là tài năng, thì cần nhiều sự chỉ dẫn, khuyến khích và truyền cảm hứng từ các bậc phụ huynh, để trẻ có nhiều động lực phấn đấu.
Bài viết đã cung cấp thông tin về chủ đề năng khiếu là gì và các loại năng khiếu thường gặp. Thông qua việc quan sát và đánh giá, bố mẹ có thể phát hiện ra năng khiếu của trẻ. Từ đó có kế hoạch cho trẻ rèn luyện, phát triển và động viên con trẻ theo đuổi đam mê.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.