Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Cách kiềm chế sự nổi loạn ở trẻ

Ngày 23/03/2022
Kích thước chữ

Trẻ em, dù ở bất kỳ giai đoạn nào, cũng đều có khả năng nổi loạn để bộc lộ cảm xúc của mình. Đặc biệt là độ tuổi thanh thiếu niên, khi trẻ đang muốn chứng tỏ bản thân rằng mình đã lớn thì sự nổi loạn càng khó kiểm soát.

Mỗi khi trẻ nổi loạn, trẻ và cha mẹ có xu hướng cãi nhau, thậm chí cha mẹ dùng đòn roi để kiềm chế trẻ. Tuy nhiên, đây không phải là cách hay, bởi như vậy sẽ khiến trẻ dễ tổn thương và càng nổi loạn. Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nổi loạn, và áp dụng các cách đơn giản dưới đây để kiềm chế sự giận dữ ở trẻ, giúp thoát khỏi những “trận chiến” tưởng chừng không hồi kết với trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ nổi loạn

Các vấn đề về tâm sinh lý

Nguyên nhân này xảy ra cả với trẻ nhỏ độ tuổi mẫu giáo, không chỉ riêng trẻ vị thành niên. Khi tâm lý của chúng bất ổn, hoặc nhu cầu sinh lý của chúng không được đáp ứng, chẳng hạn như trẻ cảm thấy lo lắng, hoảng sợ, hay đói (nhất là với trẻ mẫu giáo), chúng có xu hướng gắt gỏng quậy phá.

Ngoại cảnh tác động

Vấn đề này thường xảy ra với trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên, khi trẻ tiếp xúc nhiều hơn với xã hội và dễ chịu ảnh hưởng của tác động bên ngoài. Những tình huống, chẳng hạn như một đứa trẻ gặp phải các vấn đề về bạo lực thể xác hoặc thậm chí bị bắt nạt và tấn công tình dục đều có thể khiến một đứa trẻ "ngoan hiền" trước đây trở nên nổi loạn.

Vấn đề về tâm sinh lý có thể gây ra chứng nổi loạn ở trẻ 1 Vấn đề về tâm sinh lý có thể gây ra chứng nổi loạn ở trẻ

Sự cố chấp

Điều này giống như việc mặc dù trẻ biết đó là sai, nhưng vẫn cố tình làm theo, vì thích chẳng hạn. Trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên dễ gặp phải nguyên nhân này bởi trẻ muốn tự do quyết định. Khi bị ngăn cấm, trẻ nổi loạn, gắt gỏng để được làm điều mình muốn.

Khẳng định sự trưởng thành 

Nguyên nhân này tương tự như sự cố chấp, nhưng khác ở chỗ, khẳng định sự trưởng thành là khi trẻ tự do hành động theo người khác mà chưa ý thức được tác hại của hành động đó. Trẻ thấy người lớn làm, và chúng hành động theo để chứng tỏ với người khác rằng chúng đã lớn và hãy đối xử với chúng như người lớn. Khi vẫn bị coi là trẻ con, chúng có khuynh hướng nổi loạn, cáu gắt để phản bác.

Cách kiềm chế sự nổi loạn ở trẻ

Xem xét độ tuổi để trò chuyện một cách phù hợp

Mặc dù bạn có thể trò chuyện thẳng thắn với một đứa trẻ vị thành niên, nhưng bạn sẽ không thể trò chuyện kéo dài như vậy với trẻ mẫu giáo hay trẻ tiểu học.

Vì vậy, với trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn, cố gắng trò chuyện trong thời gian ngắn và dùng những từ vựng đơn giản mà trẻ sẽ hiểu được. Chẳng hạn như, khi bạn thấy trẻ ném đồ chơi, hãy nói với trẻ rằng: "Mẹ hiểu con đang buồn, nhưng chúng ta không thể ném đồ chơi như vậy, vì con ném đi rồi sẽ không còn đồ chơi để chơi nữa đâu".

Trò chuyện với trẻ là một trong những cách hiệu quả để kiềm chế sự nổi loạn ở trẻ 2 Trò chuyện với trẻ là một trong những cách hiệu quả để kiềm chế sự nổi loạn ở trẻ

Kiểm soát cảm xúc của bạn

Cha mẹ cần kiểm soát cảm xúc của chính mình khi thấy trẻ nổi loạn để có thể kiềm chế sự nổi loạn của trẻ. Mặc dù cha mẹ cảm thấy vô cùng bực tức khi thấy con mình liên tục đập phá, cáu gắt, nhưng cha mẹ cần cố gắng bình tĩnh để làm gương cho con. Hãy làm mẫu cho trẻ những cảm xúc hay hành vi nhẹ nhàng để bày tỏ cảm xúc không vui hoặc thất vọng cho con mình để trẻ biết rằng chỉ cần làm những cảm xúc tương tự thì cha mẹ sẽ hiểu. 

Điều quan trọng là để trẻ học được rằng việc la hét hay có hành vi gay gắt là không đúng. Đối với trẻ nhỏ hơn, hãy tập trung vào các chiến thuật, chẳng hạn như để chúng ngồi xuống, đếm đến một con số nhất định (thường là đếm từ 1 đến 10), hoặc tập thở chậm để giúp bình tĩnh lại.

Trao cho con quyền lựa chọn

Mặc dù bạn là cha mẹ trẻ, nhưng bạn không nên tước đoạt mọi quyền lựa chọn của con. Ngay cả những đứa trẻ mới biết đi cũng nên được lựa chọn để học cách tự quyết định - bất kể quyết định đó nhỏ đến mức nào. Bằng cách này, trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và hạn chế nổi loạn hơn.

Trao quyền lựa chọn cho trẻ để trẻ cảm thấy được tôn trọng 3 Trao quyền lựa chọn cho trẻ để trẻ cảm thấy được tôn trọng

Thiết lập ranh giới của quy tắc

Nghe có vẻ mâu thuẫn với cách trên, nhưng điều này sẽ giúp trẻ nhận biết được việc nổi loạn vượt quá giới hạn nào đó sẽ phải chịu hậu quả như thế nào. Trẻ em thường nổi loạn vì chúng muốn biết cha mẹ có thể chịu đựng đến đâu khi vá phỡ quy tắc. Vì vậy, bạn cần vạch sẵn ranh giới mà nếu trẻ đi quá giới hạn, trẻ sẽ nhận hậu quả thích đáng.

Bài viết trên đây cách kiềm chế sự nổi loạn ở trẻ. Mặc dù đây là những cách khá hữu hiệu để kiểm chế sự nổi loạn ở trẻ, nhưng từng đứa trẻ sẽ có những suy nghĩ và sự thấu hiểu khác nhau đối với những cách mà cha mẹ áp dụng. Điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu được tính cách và suy nghĩ của con cái mình, cố gắng làm hình mẫu để trẻ học hỏi do trẻ có xu hướng bắt chước hành vi của cha mẹ đầu tiên. Do vậy, nếu trẻ nổi loạn, bên cạnh việc cố gắng kiềm chế trẻ, cha mẹ cũng nên suy nghĩ lại những hành vi của mình để sửa đổi cùng trẻ, để đồng hành cùng trẻ trong suốt quá trình trưởng thành.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: Healthline

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin