Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hydrat hóa là gì? Hydrat hóa tế bào là gì?

Ngày 04/10/2022
Kích thước chữ

Hydrat hóa là gì và hydro hóa là gì là thắc mắc của rất nhiều người. Giải thích một cách khoa học, đây đều là quá trình hóa học phổ biến và thông dụng ngay trong đời sống mà rất ít người biết.

Khác biệt cơ bản nhất của hydro hóa và hydrat hóa là gì? Theo hướng hóa học, hydrat hóa là quá trình bổ sung phân tử nước vào một hợp chất hữu cơ còn quá trình hydro hóa là bổ sung phân tử hydro vào hợp chất hữu cơ. 

Quá trình hydrat hóa là gì? 

Hydrat hóa là gì? Quá trình hydrat rất phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong hóa học. Việc xảy ra hydrat hóa là sự mở liên kết đôi trong hợp chất hữu cơ để thêm vào phân tử nước, hình thành một hợp chất mới. Và hydrat hóa và hydro hóa là không giống nhau, đây là 2 phản ứng hóa học hoàn toàn khác biệt. 

Hydrat hóa là sự bổ sung thêm phân tử nước vào một hợp chất hữu cơ bất kỳ. Hợp chất hữu cơ này thường thuộc nhóm anken và giữa 2 phân tử được liên kết bằng liên kết đôi cacbon. Khi phân tử nước được bổ sung vào hợp chất hữu cơ, cụ thể là bổ sung vào liên kết này, hình thành nhóm hydroxyl (OH-) và thêm một proton là H+. 

Hidrat hóa là sự bổ sung thêm phân tử nước vào một hợp chất hữu cơ bất kỳ

Hydrat hóa là sự bổ sung nước vào hợp chất hữu cơ

Do quá trình hydrat hóa như vậy mà phân tử nước bị phân ly thành những ion trước khi được thêm vào liên kết của hợp chất hữu cơ. Các nhóm hydroxyl hình thành cũng được gắn với nguyên tử cacbon của liên kết đôi ban đầu, trong khi proton lại được gắn với những nguyên tử cacbon khác. 

Phản ứng hydrat hóa là gì? Đây là phản ứng hóa học có liên quan đến việc phá vỡ những liên kết trước đó, hình thành nên những liên kết mới, và thường xảy ra kèm theo nhiệt độ rất cao. Phản ứng hydrat hóa là phản ứng tỏa nhiệt cao. 

Điều này cũng có nghĩa là phản ứng hydrat hóa có thể tỏa năng lượng dưới dạng nhiệt độ. Phản ứng hydrat hóa cũng là phản ứng hóa học từng bước với bước đầu tiên là hợp chất anken hoạt động như một nucleophile và bắt đầu tấn công vào các proton của phân tử nước sắp được bổ sung cũng như tấn công vào liên kết của nước thông qua các nguyên tử cacbon ít thay thế. Phản ứng hydrat hóa cũng tuân theo nguyên tắc Markovnikov. 

Đến bước thứ 2, các nguyên tử oxy được gắn vào với phân tử nước và phân tử cacbon khác có tính thay thế cao, có trong liên kết đôi. Tại thời điểm này, những nguyên tử oxy được tách ra từ phân tử nước ban đầu sẽ mang điện tích dương vì có đến 3 liên kết đơn. 

Cuối cùng, một phân tử nước khác chiếm lấy một proton H+ từ một phân tử nước khác để gắn vào chính mình, để lại nhóm hydroxyl ở nguyên tử cacbon ít thay thế hơn. Phản ứng hydrat hóa phổ biến nhất thường tạo thành rượu, tuy nhiên, trong đó, các alkyne cũng có thể trải qua phản ứng hydrat hóa. 

Quá trình hydrat hóa tế bào là gì? 

Sau khi tìm hiểu về hydrat hóa là gì, chúng ta hãy cùng khám phá thêm về phản ứng hydrat hóa xảy ra trong tế bào nhé. Theo lý giải từ các nhà khoa học, hydrat hóa tế bào được hiểu như sau. 

Khi con người chào đời, nước chiếm đến 70% cơ thể. Nhưng khi đến thời điểm trưởng thành hoặc trung niên, con số này chủ còn khoảng 50% hoặc có thể là thấp hơn như vậy. Điều này đồng nghĩa với việc khi càng lớn tuổi, các tế bào trong cơ thể sẽ càng dễ mất nước hơn. 

Quá trình hydrat hoá

70% cơ thể là nước nhưng càng lớn tuổi, con số này càng giảm

Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng vì khi một tế bào sinh trưởng, tăng số lượng tế bào thì ngay cả khi chúng ta đã già đi từng ngày, tế bào vẫn sản sinh mỗi ngày nhờ quá trình ứng dụng công nghệ hydrat hóa tế bào. Khoa học hydrat hóa được ra đời dựa trên chính khả năng giữ nước tự nhiên của màng tế bào trong một đơn vị tế bào, từ đó có thể đưa ra đánh giá về mức độ tươi trẻ, khỏe khoắn của cơ thể có tốt không, có còn khỏe mạnh và tươi tắn hay không. 

Một làn da chỉ thực sự được đánh giá là đẹp khi khỏe mạnh từ cấp độ tế bào sâu bên trong có giàu độ ẩm không, khả năng cân bằng ẩm có tốt không và cách bổ sung nước, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất thường ngày có đạt hiệu quả không, mỹ phẩm chăm sóc da mà bạn sử dụng hàng ngày cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá làn da và quá trình hydrat hóa tế bào.

Nhờ những yếu tố trên mà cơ thể mới có khả năng tự tối ưu hóa chất lượng tế bào một cách vững chắc và bền lâu nhất. Để làm được điều này, đảm bảo quá trình hydrat hóa tế bào diễn ra tốt nhất, bạn không nên bỏ qua những nguyên tắc sau đây:

Tăng cường thúc đẩy sản sinh phân tử nước trong cơ thể 

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học về quá trình hydrat hóa là gì, hydrat hóa tế bào và cách dinh dưỡng tốt nhất cho thấy, việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và uống đầy đủ nước, bổ sung nước bằng nhiều cách, nhiều loại thực phẩm là cách tốt nhất để bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. 

Đây cũng là cách để hình thành môi trường hydrat hóa tốt nhất, tăng cường các tế bào khỏe mạnh. Khi bạn thực hiện chế độ dinh dưỡng này, các phân tử nước sẽ được cung cấp đến tế bào một cách hiệu quả nhất, kèm theo những chất dinh dưỡng cần thiết. 

Uống đủ nước giúp tăng cường hidrat hóa tế bào

Uống đủ nước giúp tăng cường hydrat hóa tế bào, giữ da tươi trẻ

Chủ động bảo vệ tế bào

Nếu bạn không muốn tế bào mất nước, già cỗi và chết đi theo thời gian, để lại trên cơ thể và làn da dấu hiệu lão hóa thì việc chủ động bảo vệ tế bào là điều cần thiết. Điều này giúp da bạn khỏe mạnh và tươi trẻ hơn mỗi ngày đấy. 

Các sản phẩm dưỡng da, chăm sóc da chuyên sâu có chứa thành phần dưỡng ẩm da, cấp ẩm một cách mạnh mẽ sẽ hỗ trợ cho làn da được đủ nước một cách hiệu quả, hỗ trợ hàng rào tự nhiên của da trước các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài lên da, hạn chế dấu hiệu lão hóa sớm hay tình trạng tế bào da mất nước dẫn đến khô sạm, da mặt sần sùi, xỉn màu. 

Tóm lại, phản ứng hydrat hóa là gì, phản ứng hydrat hóa là quá trình bổ sung nước vào một hợp chất hữu cơ. Khi ứng dụng được phản ứng hydrat hóa vào quá trình chăm sóc da, gọi là hydrat hóa tế bào, bạn sẽ sở hữu làn da “không tuổi”, luôn căng mọng, đủ ẩm và tươi trẻ dài lâu, không còn lo lắng những dấu hiệu lão hóa nữa. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin