Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị nôn trớ, đó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường khi ta chăm sóc trẻ không đúng cách nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng. Hiểu được cơ chế gây nôn trớ ở trẻ sẽ giúp các bà mẹ biết được cách xử lý tình trạng này một cách hiệu quả nhất.
Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và khiến nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng. Phụ huynh nên nắm được cách đối phó khi hiện tượng này xảy ra để đảm bảo sự phát triển an toàn của trẻ trong những tháng đầu đời.
Nôn là hiện tượng các chất trong dạ dày như thức ăn, sữa, dịch dạ dày bị đẩy ra ngoài một phần hoặc toàn bộ do sự phối hợp cơ bản giữa cơ dạ dày và cơ thành bụng. Trớ là sự trào ngược các chất lên trên với số lượng ít, qua hầu họng ra ngoài mũi hoặc miệng chỉ dưới sự co bóp đơn thuần của cơ dạ dày. Trớ rất hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và đi kèm với ợ hơi.
Ở trẻ sơ sinh, nếu tình trạng nôn trớ diễn ra không thường xuyên và cũng không có các dấu hiệu khác đi kèm thì cha mẹ có thể yên tâm vì đây chỉ là hiện tượng sinh lý thông thường. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn trớ sữa liên tiếp nhiều lần cùng với các biểu hiện như chướng bụng, quấy khóc, ho sốt, co giật,... thì rất có thể đây là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Trong trường hợp này cần sớm đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Nôn trớ rất hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và thường đi kèm với ợ hơi
Như đã đề cập ở trên, nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể diễn ra bởi nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể như sau:
Hệ tiêu hóa ở trẻ trong những tháng đầu sau sinh vẫn chưa được hoàn thiện, cơ thắt tâm vị còn yếu và dạ dày nằm ngang nên khiến trẻ rất dễ ọc sữa, nôn trớ khi bú. Bên cạnh đó, phương pháp chăm sóc không khoa học như: Ép trẻ bú quá nhiều, tư thế cho trẻ bú không đúng, dùng bình bú khiến trẻ nuốt nhiều không khí gây đầy hơi, để trẻ nằm ngay khi bú xong, quấn tã quá chặt,... cũng khiến trẻ sơ sinh xảy ra tình trạng nôn trớ.
Cách phân biệt nôn trớ bệnh lý so với nôn trớ sinh lý là tình trạng này vẫn liên tục xuất hiện dù đã thay đổi phương pháp chăm sóc đúng cách, có triệu chứng đi kèm như chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, sốt cao, co giật,...
Trong trường hợp này, rất có thể trẻ đã mắc các bệnh tiêu hóa (chậm nhu động ruột, rối loạn tiêu hóa, nôn chu kỳ, tắc ruột...) hoặc có những khiếm khuyết liên quan đến ống tiêu hóa (hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản, hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành,...). Ngoài ra, một số bệnh lý hiếm gặp khác chẳng hạn viêm não, nhiễm khuẩn huyết cũng gây nên tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Nôn trớ bệnh lý sẽ đi kèm các triệu chứng bất thường khác
Khi thấy bé con bị trớ sữa và quấy khóc, chắc hẳn cha mẹ nào cũng đều cảm thấy lo lắng. Nhưng hãy bình tĩnh và xử trí tình huống này theo các bước dưới đây:
Mẹ có thể cho bé bú sau khi tình trạng trẻ đã ổn định
Một số biện pháp nhỏ mẹ có thể giúp bé để phòng tránh tình trạng này như:
Tiến hành vỗ ở hơi cho trẻ sau khi cho bú xong
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ, ọc sữa sau khi bú là hiện tượng bình thường vì hệ tiêu hóa của bé con vẫn chưa phát triển hoàn thiện như người trưởng thành. Cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh xử lý theo những bước Nhà thuốc Long Châu hướng dẫn ở trên. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ cùng với các triệu chứng bất thường đi kèm thì phụ huynh nên đưa ngày trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị đúng cách.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.