Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những lần đầu thay tã cho trẻ chắc chắn không dễ dàng gì cho ba mẹ. Nhưng chỉ sau một vài lần thực hiện ba mẹ sẽ quen ngay với công việc này thôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ chuẩn bị dụng cụ và cách thay tã trẻ sơ sinh hạn chế tình trạng hăm tã nhé.
Thay tã đối với các bà mẹ lần đầu sinh con thật khó khăn, một số mẹ có thể đặt lệch hoặc ngược tã, thậm chí hứng trọn nước tiểu của bé. Nhưng các mẹ đừng lo với những hướng dẫn cách thay tã trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp các bậc ba mẹ có thể thay tã cho bé thuần thục.
Để tránh mất quá nhiều thời gian và thay tã đúng cách cho con, mẹ nên hãy chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết như 1 - 2 miếng tã sạch, khăn ướt,cũng, nước ấm và khăn sạch. Đối với trẻ sơ sinh bị hăm tã, cần chuẩn bị sẵn phấn rôm hoặc một tuýp kem trị hăm tã.
Một số mẹ sử dụng miếng lót sơ sinh và tã vải để tiết kiệm chi phí. Mặc dù miếng lót sơ sinh rẻ hơn nhưng lại thấm hút kém hơn nhiều so với tã quần và tã dán. Tã quần mang lại khả năng thấm hút và chống tràn tốt hơn, giảm thời gian giặt tã cho mẹ.
Dùng một tay để giữ người bé lại, tay còn lại nâng cao chân bé, kéo tã từ trước ra sau để chất bẩn từ hậu môn không có cơ hội tiếp cận vào vùng kín của bé.
Mẹ dùng khăn ướt hoặc khăn mềm thấm nước và lau sạch cho bé từ trước ra sau và lau lại bằng khăn khô.
Tã giấy dùng một lần là lựa chọn của các mẹ khi lần đầu chăm con. Tuy nhiên mất nhiều năm để những chiếc tã này phân huỷ vì vậy mẹ nên cân nhắc khi sử dụng để bảo vệ môi trường nhé.
Hiện nay có nhiều loại tã phân huỷ sinh học giúp bảo vệ môi trường. Những loại tã này không có chất tẩy trắng và phân huỷ nhanh. Tuy nhiên giá thành của những chiếc tã này cũng đắt hơn.
Dù mẹ chọn tã nào cũng nên chú ý thuận tiện chăm sóc rốn của trẻ. Trong vài tuần đầu mẹ nên dùng tã với phần đai ngắn để lòi rốn để khi rụng rốn vết hở khô ráo và nhanh lành.
Với những chiếc tã che kín rốn thì mẹ gập phần trước của tã xuống để phần rốn được hở ra.
Trẻ sơ sinh cần thay tã sau khi bú hay bất cứ khi nào bĩnh ra. Trẻ có thể đi nhẹ sau khi bú 1 - 3 tiếng và đi nặng 1 - 2 lần trong ngày. Nếu trẻ không ị và tè tràn bỉm thì mẹ có thể thay tã cho bé sau 4 - 5 tiếng tuỳ từng loại tã.
Nếu mẹ sử dụng tã bỉm dùng 1 lần thì nên mua số lượng lớn vừa tiết kiệm lại tiện lợi.
Nhiều loại tã thấm hút tốt đến nỗi mẹ không nhận ra bé đã tè ướt, nhưng trẻ đi nặng thì tã chắc chắn nặng hơn và mẹ có thể biết được. Do đó, mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã bằng cách dùng tay sờ thử hoặc xem viền của tã có bị tràn không.
Không chỉ biết cách thay tã cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cũng nên lưu ý những điều sau đây để việc thay tã diễn ra suôn sẻ và an toàn nhất với trẻ nhỏ:
Trên đây là cách thay tã trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần hiểu rõ để tránh hăm tã, gây ngứa cho bé. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho các mẹ những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc bé tốt hơn.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.