Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là một hiện tượng khá phổ biến và thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho mắt trẻ sơ sinh bị đổ ghèn. Vậy những nguyên nhân khiến mắt trẻ sơ sinh bị ghèn và cách điều trị ghèn cho trẻ là như thế nào? Hãy cùng nhau tham khảo ngay bài viết sau của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Trẻ sơ sinh chưa có khả năng nói, chưa có khả năng biểu hiện rõ ràng những cảm giác như đau, nóng… Vì vậy, việc quan sát để có thể chăm sóc tốt cho trẻ là kỹ năng mà bố mẹ cần lưu ý. Giả sử như nếu bố mẹ thấy mắt trẻ sơ sinh bị ghèn nhiều ngày thì sao, bố mẹ nên áp dụng biện pháp nào để chăm sóc trẻ. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để biết cách bảo vệ cho con nhé!
Hiện tượng mắt trẻ sơ sinh bị đổ ghèn khá là phổ biến và đây cũng không phải vấn đề quá lo ngại. Theo Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ, có tới 20% trẻ sơ sinh bị đổ ghèn do ống dẫn nước mắt bị nghẽn. Nước mắt có nhiệm vụ làm sạch và bôi trơn bề mặt của mắt và được hình thành bên trong túi lệ.
Khi chúng ta chớp mắt, mí mắt sẽ đẩy dịch vào những ống dẫn này, sau đó chảy vào mũi. Vì vậy, khi những ống dẫn này bị tắc, dịch không thể đi ra khỏi bề mặt của mắt gây chảy nước mắt và ứ dịch nhầy tại góc mắt.
Trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt có phải bệnh không? Câu trả lời chính là không thể nhìn vào tình trạng bị ghèn ở 2 bên mắt để khẳng định trẻ có bệnh hay không. Trong rất nhiều trường hợp, hiện tượng bị ghèn ở 1 bên mắt là rất bình thường, rất tự nhiên nếu số lượng ghèn có ít và chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhưng cũng có thể trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt là do bệnh tắc ống dẫn nước mắt. Ống dẫn nước mắt bị tắc ở 1 bên, làm cho dịch không thể đi ra khỏi mắt và sinh ra ghèn ở khóe mắt. Bố mẹ cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này vì trẻ có thể tự động khỏi ghèn sau 4 - 6 tháng.
Nếu sau thời gian 1 tuổi, những vấn đề về mắt của trẻ vẫn không được cải thiện, bố mẹ có thể đưa trẻ tới các trung tâm y tế để khám và nghe lời khuyên của bác sĩ.
Đây được coi là một bệnh nhiễm trùng về mắt do sự hiện diện của vi khuẩn. Những triệu chứng thường gặp là mắt của trẻ thường đổ ghèn, có mủ, 2 mí mắt dính vào nhau khi vừa thức giấc. Hiện tượng này có thể gặp ở cả 2 bên mắt hoặc cũng có thể chỉ gặp ở 1 bên mắt. Một số vi khuẩn gây kết mạc mắt là:
Nguyên nhân lây lan chủ yếu là do mẹ nhiễm những tác nhân gây bệnh, mẹ sẽ lây cho con khi sinh làm cho mắt trẻ bị đổ ghèn.
Khác với tác nhân vi khuẩn, tác nhân virus làm cho mắt trẻ bị đổ ghèn và xuất hiện thêm một số triệu chứng như phần lòng trắng sẽ bị đỏ, trẻ chảy nhiều nước mắt, ghèn có tính chất lỏng. Thông thường, khi bị nhiễm virus sẽ xảy ra các triệu chứng ở cả 2 mắt và trẻ có thể bị sốt.
Biểu hiện là trẻ sẽ bị chảy nước mắt liên tục mặc dù không khóc. Nước mắt sẽ càng chảy ra nhiều hơn nếu mắt bé tiếp xúc với ánh nắng và không khí lạnh. Nước mắt luôn chảy làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt thứ phát làm cho mắt trẻ sơ sinh bị đổ nhiều ghèn.
Đặc biệt, vào buổi sáng khi ngủ dậy mắt trẻ thường có nhiều dịch vàng dính quanh mí mắt. Vì vậy, nếu thấy những hiện tượng như trên thì có thể trẻ đã bị tắc tuyến lệ. Bệnh tắc tuyến lệ này không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một thời gian và các triệu chứng sẽ dần biến mất.
Trẻ sơ sinh rất là nhạy cảm, do vậy những vật thể rất nhỏ như cát, bụi bẩn, lông mèo, lông mi… có thể bám vào mi mắt của trẻ. Nếu như những vật thể rất nhỏ đó không được phát hiện và lấy ra kịp thời thì cơ thể sẽ tự động kích hoạt phản ứng tạo mủ và ghèn.
Để có thể phát hiện ra những vật thể nhỏ như vậy, cha mẹ hãy cố gắng lưu ý đến bé nhiều hơn, quan sát mắt của trẻ. Nếu bé có xuất hiện những triệu chứng như nhiễm trùng mắt mà không thể điều trị bằng kháng sinh nhỏ mắt thì nguy cơ cao là do trong mắt có chứa dị vật.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đổ ghèn do tắc ống dẫn nước mắt thì bố mẹ không cần quá lo lắng, bé có thể khỏi trong vòng từ 4 - 6 tháng. Việc của bố mẹ là cần chăm sóc thật tốt cho bé tại nhà, không để ghèn mắt làm cho bé quá khó chịu. Một số lưu ý khi điều trị tại nhà cho bé là:
Trường hợp trẻ sơ sinh không thể tự khỏi sau 4 - 6 tháng, sau 1 tuổi vẫn xuất hiện triệu chứng có ghèn ở mắt thì có thể đưa trẻ tới khám ngay tại các cơ sở y tế để có sự can thiệp của bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ đưa ra một kỹ thuật can thiệp giúp trẻ mau chóng ổn định.
Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là điều rất phổ biến và nguyên nhân thường do tắc ống tuyến lệ. Đây là một nguyên nhân không quá lo ngại vì bé có thể tự khỏi nhưng nếu trường hợp bé bị ghèn kéo dài hơn khi 1 tuổi thì nên đưa bé đến khám tại cơ sở y tế. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu để có nhiều kiến thức sức khỏe thật hữu ích nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.