Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì là mối bận tâm chính của nhiều chị em nhất là khi mới lần đầu mang thai. Lí do là dinh dưỡng trong thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển và cân nặng của thai nhi. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ cần chú ý kỹ hơn đến chế độ dinh dưỡng và tránh xa một số thực phẩm có thể gây hại cho cả mẹ và bé.
Ba tháng đầu của thai kỳ (còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất) là giai đoạn quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh là điều cần thiết để đảm bảo bé yêu và mẹ có được nền tảng dinh dưỡng đầy đủ.
Ba tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn này, hệ thần kinh của bé bắt đầu hình thành từ tuần thứ 4, não và tủy sống được phát triển vào tuần thứ 6, và các cơ quan nội tạng cũng bắt đầu hình thành. Đến tuần thứ 12, thai nhi gần như đã hoàn thiện các bộ phận cơ thể chính.
Vì vậy, giai đoạn này yêu cầu thai nhi phải được cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như: Axit folic, sắt, canxi và vitamin D. Nếu không được cung cấp đủ những dưỡng chất này, thai nhi có thể gặp phải các vấn đề như: Dị tật bẩm sinh ở thai nhi, suy dinh dưỡng, và nghiêm trọng nhất là nguy cơ sảy thai. Do đó, mẹ bầu cần chú ý xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho thai nhi. Đồng thời, việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ cũng giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe, nâng cao sức đề kháng trong suốt thai kỳ.
Song song với việc chú ý bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì, để xây dựng thực đơn tốt nhất và khoa học cho bà bầu trong ba tháng đầu, cần chú ý đến các yếu tố sau:
Mủ đu đủ có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, nó cũng có thể gây dị ứng với các triệu chứng như: Chảy nước mũi, sưng miệng, phát ban, và trong trường hợp nặng có thể gây khó thở hoặc sốc phản vệ. Tuy nhiên, đu đủ chín là nguồn dinh dưỡng tốt cho thai kỳ, cung cấp folate, beta-caroten, kali, vitamin A, B, C, và chất xơ.
Xem thêm: Ăn đu đủ xanh có bị sảy thai không?
Măng tươi chứa nhiều chất xơ, có lợi cho tiêu hóa, nhưng cũng chứa glucozit, có thể chuyển hóa thành axit xyanhydric gây ngộ độc. Nếu không được chế biến kỹ, mẹ bầu có thể bị ngộ độc với các triệu chứng như: Nôn mửa, khó thở, đau đầu, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.
Xem thêm: Bà bầu có ăn được măng không? Lợi ích của măng đối với thai kỳ
Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên hoàn toàn tránh các loại rau sống, bao gồm cả giá đỗ. Vi khuẩn có thể tồn tại trong hạt giống trước khi cây mầm phát triển và không thể loại bỏ hoàn toàn chỉ bằng việc rửa với nước. Để đảm bảo an toàn, các loại rau mầm cần được nấu chín trước khi ăn.
Trái cây chưa được rửa sạch có thể là nguồn gây bệnh, làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn như: E. coli và salmonella... Vì vậy, mẹ bầu nên rửa trái cây kỹ lưỡng trước khi ăn hoặc uống nước ép và bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh.
Phụ nữ mang thai nên tránh các món dưa muối, đồ chua trong thời kỳ đầu thai kỳ. Những món này thường được chế biến bằng cách ngâm muối và lên men, có thể chứa nhiều muối và chất bảo quản. Nếu muốn ăn, mẹ bầu nên tự làm tại nhà hoặc chọn nguồn thực phẩm uy tín, đảm bảo vệ sinh và chế biến kỹ lưỡng.
Các loại cá biển lớn như: Cá đuối, cá kiếm, cá chẽm… có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho thai nhi. Nghiên cứu cho thấy, tăng hàm lượng thủy ngân trong máu mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thay vào đó, mẹ bầu nên chọn các loại cá nhỏ hơn, ít nguy cơ nhiễm độc thủy ngân, như: Cá cơm, cá bơn...
Tham khảo thêm: 8 loại cá "ngậm" thủy ngân nhiều nhất mà bạn nên biết
Bà bầu không nên ăn gì? Thịt sống hoặc chưa chín kỹ có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra các bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên đảm bảo thịt được nấu chín kỹ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Khổ qua có chứa histamin, có thể gây dị ứng với triệu chứng như: Nổi mẩn, ngứa, đau bụng, buồn nôn, và khó thở. Ăn khổ qua non hoặc hạt khổ qua có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, hoặc dị tật bẩm sinh. Do đó, mẹ bầu nên tránh khổ qua trong ba tháng đầu và chỉ nên ăn ở cuối thai kỳ với số lượng hạn chế theo chỉ dẫn bác sĩ.
Rau ngót chứa papaverin, có tác dụng làm giãn cơ trơn và có thể làm giảm huyết áp, nhưng cũng có thể gây cản trở hấp thu canxi và phốt pho. Theo khuyến cáo từ nhiều chuyên gia, mẹ bầu không nên ăn rau ngót hoặc tiêu thụ papaverin nếu không cần thiết.
Các thực phẩm chế biến sẵn như: Nước trái cây đóng hộp, bánh ngọt, mì gói… chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản, đường, natri và calo rỗng. Những thực phẩm này không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu nên ưu tiên ăn thực phẩm tươi, nấu tại nhà từ nguyên liệu tự nhiên và hữu cơ.
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng và nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ ngọt có hàm lượng đường cao để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Ngoài việc chú ý đến những thực phẩm cần kiêng cữ, mẹ bầu cũng nên quan tâm đến các hoạt động cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé:
Luyện tập thể dục đều đặn thời điểm mang thai 3 tháng đầu mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu như: Kiểm soát cân nặng, cải thiện lưu thông máu, và ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu như: Đau lưng và táo bón. Những bài tập nhẹ nhàng như: Yoga, đi bộ, hoặc bơi lội... là lựa chọn tốt cho mẹ bầu.
Việc khám thai đúng lịch rất quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Mẹ bầu cần nhớ các mốc khám thai để thực hiện thăm khám đúng thời điểm.
Tiêm ngừa các bệnh có thể phòng ngừa là cần thiết để bảo vệ mẹ và bé khỏi những bệnh lý nguy hiểm. Việc tiêm phòng có thể được thực hiện tại các bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng uy tín.
Xem thêm: Lịch trình tiêm phòng cho bà bầu và những loại vắc-xin phụ nữ có thể bổ sung
Kích thích não bộ của bé từ sớm bằng cách tạo một môi trường thư giãn cho mẹ. Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ nên giảm bớt lo lắng và stress. Vào khoảng tháng thứ 5, khi bé có thể nghe thấy âm thanh, ba mẹ có thể cho bé nghe nhạc, trò chuyện và vuốt ve để truyền tình yêu và sự ấm áp.
Tìm hiểu và lựa chọn một nơi sinh có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, và dịch vụ chăm sóc thai kỳ và chuyển dạ tốt. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho nơi sinh sẽ giúp mẹ yên tâm hơn trong suốt quá trình sinh nở.
Trên đây là thông tin giúp bạn giải quyết vấn đề bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Việc lựa chọn chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp mẹ và bé có thể trải qua quá trình “vượt cạn” an toàn và khỏe mạnh, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của em bé trong những giai đoạn tiếp theo.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.