Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bà bầu không nên ăn gì? Những thực phẩm nên và không nên ăn khi mang thai

Ngày 30/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giai đoạn mang thai là thời điểm nhạy cảm, bổ sung dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng. Thực phẩm bổ sung mỗi ngày giúp cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

Chất dinh dưỡng đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của trẻ trong thời kỳ mang thai ở mẹ bầu. Bổ sung dưỡng chất qua thức ăn, nước uống hoặc rau củ quả là điều cần thiết ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thời kỳ mang thai khá nhạy cảm, do đó không phải loại thực phẩm nào mẹ bầu cũng được phép sử dụng. Để biết thêm thông tin về câu hỏi “Bà bầu không nên ăn gì”, bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bà bầu không nên ăn gì?

Trong giai đoạn mang thai, những đồ ăn được mẹ hấp thu vào cơ thể sẽ được đưa một phần đến thai nhi. Do đó, một chế độ ăn giàu dinh dưỡng là yếu tố cần thiết để cả mẹ và thai nhi đều phát triển khỏe mạnh. Vậy trong giai đoạn này bà bầu không nên ăn gì? Dưới đây là danh sách một số thực phẩm mẹ bầu nên tránh để đảm bảo an toàn cho sự phát triển toàn diện của bé:

Thức ăn chưa chế biến hoặc chưa chín

Thức ăn sống, chưa được chế biến như gỏi cá, rau xà lách hoặc thức ăn chưa được nấu chín kỹ có nguy cơ rất lớn chứa những loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh như Coliform, Salmonella, bệnh Toxoplasmosis. Mắc bệnh do vi khuẩn trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, tổn thương não và cơ thể. Do đó, mẹ bầu không nên ăn những loại thực phẩm này trong thực đơn dinh dưỡng của bản thân.

Bà bầu không nên ăn gì? Những thực phẩm nên và không nên ăn trong thời kỳ mang thai 1
Bà bầu không nên ăn gì? Thức ăn sống hoặc chưa chín

Cá vùng biển sâu, cá lâu năm

Hải sản là một trong những nguồn thực phẩm giúp cung cấp lượng lớn protein và acid béo, omega-3 cho cơ thể, đồng thời nhiều loại cá cũng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của não và mắt ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ít người biết rằng các loại cá, hải sản đặc biệt là cá sống lâu năm ở biển hoặc cá hoạt động ở vùng biển sâu như cá ngừ, cá mập, cá chẽm, cá đuối… có hàm lượng thủy ngân rất lớn. Lượng thủy ngân theo thức ăn tích tụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng cho thai nhi và gây nguy hiểm đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.

Do đó, trong thời gian mang thai, bạn nên hạn chế những loại hải sản này, mà thay vào đó có thể lựa chọn các loại cá nhỏ, cá sống vùng nước ngọt như cá hồi, cá rô phi, cá tuyết, cá cơm, cá trích… để đảm bảo an toàn, đồng thời cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Rau mầm

Bà bầu không nên ăn gì? Câu trả lời là rau mầm. Các loại rau mầm thường được sử dụng sống, tuy nhiên đó là điều không tốt đối với phụ nữ mang thai. Các loại rau mầm thường phát triển ở điều kiện ẩm ướt và ấm áp và đó cũng là môi trường thích hợp cho các loài vi khuẩn như E.coli, Salmonella, Listeria xâm nhập thông qua vết nứt trên vỏ hạt nảy mầm. Chúng có khả năng gây nguy hiểm đến thai nhi như thai chết lưu, sảy thai, sinh non, nhiễm trùng hoặc nguy cơ tử vong. Do đó, để an toàn các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nên tránh ăn các loại rau mầm sống.

Bà bầu không nên ăn gì? Những thực phẩm nên và không nên ăn trong thời kỳ mang thai 2
Rau mầm hoặc rau sống là những loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn

Thức ăn chế biến sẵn hoặc đồ nguội

Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ chiên rán hoặc thịt nguội có nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, dễ ăn, đặc biệt là tiết kiệm thời gian nấu, chế biến. Tuy nhiên, đây là nhóm thực phẩm nằm trong danh sách bà bầu không nên ăn gì.

Thịt nguội hay thực phẩm chế biến sẵn thường chứa vi khuẩn Listeria, có thể gây ra nguy cơ sảy thai đối với thai phụ. Loại vi khuẩn này có khả năng di chuyển qua nhau thai để xâm nhập vào cơ thể con, gây ra tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc máu và mang nguy hiểm đến tính mạng của cả bé và mẹ. Do đó, mẹ bầu nên cân nhắc trước khi sử dụng những thực phẩm này, nên tự chế biến thức ăn và hâm nóng thịt trước khi ăn.

Trứng sống

Trứng sống là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng tốt có cơ thể như xương, não bộ, da, tóc… Tuy nhiên, trong trứng sống hoặc nấu chưa chín hẳn có thể chứa các loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella - loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm. Hệ miễn dịch trong thời kỳ mang thai khá suy yếu, do đó dễ bị mắc bệnh do thực phẩm gây ra.

Khi mẹ bầu ăn trứng sống có nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra như nôn mửa, sốt cao, mất nước và tiêu chảy. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng hoặc mẹ bầu để bệnh tình kéo dài có thể dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc đẻ non. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai nhạy cảm, mẹ bầu có thói quen ăn trứng sống nên tạm dừng và chỉ ăn trứng khi đã được chế biến kỹ lưỡng, đảm bảo vi khuẩn đã được tiêu diệt hoàn toàn.

Các chất kích thích

Các chất kích thích bao gồm bia, rượu, thuốc lá… là những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai. Uống rượu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Hàm lượng cafein trong cà phê, socola, coca, trà, nước tăng lực… có thể dẫn đến nguy cơ cao gây ra các biến chứng thai kỳ. Tiêu thụ lượng lớn cafein có thể gây ra nguy hiểm cho thai phụ như tăng nguy cơ sảy thai, trẻ phát triển chậm, thấp bé, nhẹ cân.

Mang thai nên ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu bà bầu không nên ăn gì, mẹ cũng nên tìm hiểu nhóm thực phẩm nên sử dụng trong thai kỳ để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bản thân và thai nhi. Dưới đây là một số thực phẩm chứa dưỡng chất cao mà mẹ bầu nên sử dụng:

  • Thịt: Thịt nạc như thịt bò, thịt gà, thịt lợn nạc… chứa nhiều chất đạm, sắt và vitamin B tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa cung cấp các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như canxi, chất đạm, DHA, kẽm, vitamin D, chất béo…
  • Trứng: Cung cấp lượng chất đạm dồi dào cho phụ nữ mang thai. Trứng giàu kẽm, sắt, folate, choline… là những dưỡng chất quan trọng góp phần đẩy nhanh sự phát triển trí não của trẻ và ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh.
  • Các loại hạt, đậu và ngũ cốc: Chứa sắt, vitamin và lượng chất xơ dồi dào hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Rau có màu xanh lá: Rau xà lách, rau ngót, bông cải xanh, rau bina… chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin K, vitamin cơ và lượng lớn chất khoáng như sắt, folate, canxi. Đặc biệt nhóm thực phẩm này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cả bé và mẹ.
  • Hoa quả: Các loại trái cây như cam, quýt, bơ, dâu tây, việt quất… chứa nhiều vitamin và dưỡng chất hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bà bầu không nên ăn gì? Những thực phẩm nên và không nên ăn trong thời kỳ mang thai 3
Phụ nữ mang thai nên ăn hoa quả và các loại hạt giàu chất dinh dưỡng

Mang thai nên làm gì?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, ngoài việc chú ý đến nhóm thực phẩm nên ăn và không nên ăn thì mẹ bầu cũng nên tìm hiểu và thực hiện đầy đủ một số việc như sau để đảm bảo an toàn sức khỏe cho thai nhi:

  • Khám thai kỳ đầy đủ và đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.
  • Duy trì mức cân nặng theo tiêu chuẩn của người mang thai.
  • Luyện tập thể dục, thể thao: Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
  • Có lối sống sinh hoạt lành mạnh: Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Tham gia các lớp tiền sản để nâng cao kiến thức về thai kỳ.
  • Chích ngừa các loại vắc-xin được khuyến khích sử dụng cho thai phụ để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Bà bầu không nên ăn gì? Những thực phẩm nên và không nên ăn trong thời kỳ mang thai 4
Tập thể dục hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe thai kỳ

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, do đó mẹ bầu nên trang bị kiến thức đầy đủ về thai kỳ để biết những điều nên và không nên làm. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, chất khoáng và vitamin cho cơ thể để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện. Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi và sớm phát hiện những nguy cơ có thể xảy ra. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc với chủ đề bà bầu không nên ăn gì, có thể gửi câu hỏi đến trang web của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp nhé. 

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm