Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Mẹ bầu bị đau rát vùng kín có nguy hiểm không?

Ngày 25/08/2024
Kích thước chữ

Cảm giác đau rát vùng kín trong quá trình mang thai khiến nhiều mẹ bầu vô cùng khó chịu và lo lắng. Liệu đây chỉ là một triệu chứng bình thường của thai kỳ hay ẩn chứa những vấn đề nghiêm trọng hơn? Mẹ bầu bị đau rát vùng kín có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp mẹ bầu giải đáp những thắc mắc trên.

Đau rát vùng kín là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này khiến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn. Mặc dù không phải trường hợp nào cũng nghiêm trọng nhưng việc hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân gây nên đau rát vùng kín ở mẹ bầu

Việc mẹ bầu bị đau rát vùng kín trong quá trình mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây ra nhiều lo lắng. Dưới đây là một vài nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này:

  • Thay đổi nội tiết: Hormone thay đổi trong quá trình mang thai có thể làm tăng độ pH ở vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm và dẫn đến cảm giác đau rát.
Mẹ bầu bị đau rát vùng kín có nguy hiểm không? 1
Hormone thay đổi trong quá trình mang thai có thể dẫn đến cảm giác đau rát vùng kín
  • Viêm âm đạo: Viêm âm đạo do nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau rát vùng kín khi mang thai.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Nhiễm trùng đường tiểu cũng có thể gây ra cảm giác đau rát khi đi tiểu và lan xuống vùng kín.
  • Mát xa quá mạnh: Việc mát xa vùng kín quá mạnh hoặc sử dụng các sản phẩm vệ sinh không phù hợp cũng có thể gây kích ứng và đau rát.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Trong thai kỳ, lượng dịch âm đạo tiết ra tăng lên để bảo vệ em bé. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh sạch sẽ, dịch âm đạo có thể tích tụ và gây ra viêm nhiễm.
  • Áp lực của thai nhi: Khi thai nhi lớn lên, áp lực lên vùng chậu tăng lên, có thể gây ra cảm giác đau rát và khó chịu.
  • Nứt nẻ môi lớn: Do thay đổi hormone và sự căng giãn của da, môi lớn có thể bị nứt nẻ, gây đau rát khi đi lại hoặc quan hệ tình dục.

Mẹ bầu bị đau rát vùng kín có nguy hiểm không?

Đau rát vùng kín khi mang thai thường khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Nguyên nhân chính có thể là do vệ sinh vùng kín không đúng cách và sự thay đổi nội tiết tố khiến vùng kín dễ bị ngứa ngáy, khó chịu. Gãi có thể gây trầy xước hoặc tổn thương niêm mạc vùng kín.

Nếu cơn đau rát xuất phát từ nhiễm trùng ở vùng sinh dục, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu nhiễm trùng âm đạo không được điều trị kịp thời và triệt để có thể có nguy cơ sảy thai, vỡ ối sớm hoặc sinh non.

Ngoài ra, nếu không điều trị viêm nhiễm vùng kín kịp thời sẽ khiến thai nhi bị chậm tăng cân dẫn đến suy dinh dưỡng. Trong một số trường hợp, nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng âm đạo không được điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển thành các tình trạng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung.

Đau vùng kín khi mang thai nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, chị em nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Mẹ bầu bị đau rát vùng kín có nguy hiểm không? 2
Đau vùng kín khi mang thai nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Cải thiện tình trạng đau rát vùng kín tại nhà

Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Các biện pháp chăm sóc tại nhà mà bạn có thể tham khảo như:

Chế độ ăn uống

Để giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng đau rát vùng kín thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng. Dưới đây chính là một số loại thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế để bảo vệ sức  khỏe:

  • Thực phẩm cay nóng: Tiêu, ớt, tỏi…, có thể gây kích ứng vùng kín, làm tăng cảm giác đau rát.
  • Đồ uống có ga: Các loại nước ngọt có ga chứa nhiều đường và chất kích thích, có thể gây mất cân bằng độ pH âm đạo.
  • Đồ uống có cồn: Rượu, bia làm giảm sức đề kháng, dễ gây viêm nhiễm.
  • Đồ ăn nhiều đường: Bánh kẹo, sô cô la…, sẽ tạo một môi trường vô cùng thuận lợi cho các loại nấm phát triển.
  • Trái cây chua: Quýt, cam, bưởi…, có thể làm tăng tiết dịch âm đạo, gây ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Thực phẩm lên men: Dưa muối, cà muối, kim chi…, làm mất cân bằng độ pH âm đạo.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh thường chứa nhiều chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe.

Vệ sinh

Vệ sinh vùng kín đúng cách là một trong những cách hiệu quả để giảm thiểu tình trạng đau rát và ngăn ngừa nhiễm trùng. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết dành cho mẹ bầu:

  • Dùng nước ấm: Tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Rửa nhẹ nhàng: Sử dụng lòng bàn tay để rửa nhẹ nhàng vùng kín, tránh chà xát mạnh, tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo
  • Rửa từ trước ra sau: Để tránh các loại vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập lên âm đạo.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ: Nên chọn loại có độ pH cân bằng, không chứa hương liệu hoặc chất tạo màu, không dùng xà phòng có tính kiềm mạnh.
  • Lau khô bằng khăn mềm: Vỗ nhẹ để thấm khô, không chà xát.
Mẹ bầu bị đau rát vùng kín có nguy hiểm không? 3
Vệ sinh vùng kín đúng cách là một trong những cách hiệu quả để giảm thiểu tình trạng đau rát

Hãy lưu ý là trên đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế việc điều trị bằng thuốc. Nếu tình trạng đau rát kéo dài hơn 3 ngày không thuyên giảm hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới, khí hư bất thường, sưng đỏ vùng kín thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tóm lại, đau rát vùng kín là một vấn đề khá phổ biến ở mẹ bầu nhưng độ nguy hiểm còn tùy vào cơ địa từng người. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, các mẹ bầu cần chú ý theo dõi các triệu chứng, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đặc biệt là không tự ý mua thuốc điều trị mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.