Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? Hướng xử trí khi mẹ bầu bị điện giật

Ngày 26/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bị điện giật không phải là tình trạng hiếm gặp song đây lại trở thành nỗi lo lắng và băn khoăn của không ít mẹ bầu khi sự cố không may xảy ra. Tuỳ theo các yếu tố như cường độ dòng điện, thời gian cũng như trạng thái của mẹ bầu mà mức độ tác động sẽ có sự khác nhau. Vậy mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không?

Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không vẫn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm trong thời gian gần đây. Hiểu được tâm lý đó, trong bản tin sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc có được câu trả lời đầy đủ và chi tiết. Do vậy đừng bỏ qua bài viết dưới đây nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này nhé.

Các dạng tổn thương có thể xảy ra khi tiếp xúc với dòng điện

Điện giật xảy ra khi có dòng điện đi từ nguồn điện đang hoạt động xuyên qua bộ phận tiếp xúc với nó trên cơ thể con người. Bạn có thể bị điện giật khi tiếp xúc với các thiết bị điện bị lỗi, dây điện trong nhà, đường điện chung, hệ thống đèn điện hoặc ổ điện.

Tổn thương do điện giật xảy ra theo 3 cơ chế bao gồm:

  • Sự tác động của dòng điện lên mô cơ thể một cách trực tiếp;
  • Chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng nhiệt gây bỏng bề mặt và bỏng sâu;
  • Tổn thương cơ học do sét đánh, do co cơ hoặc các chấn thương sau ngã do bị điện giật.

Một số dạng tổn thương do tiếp xúc với dòng điện bao gồm:

  • Tổn thương do điện giật điện: Bỏng điện thường là bỏng ngoài da, xảy ra khi có sự cố nổ hồ quang - một dạng chập nổ của điện. Ở dạng tổn thương này, dòng điện không đi xuyên qua da.
  • Bỏng nhiệt: Xảy ra khi vụ nổ điện khiến cho quần áo của nạn nhân bị cháy. Trong trường hợp này, dòng điện có thể có hoặc không đi xuyên qua da.
  • Sét đánh: Xảy ra khi có dòng điện cao đi xuyên qua người nạn nhân một cách nhanh chóng.
  • Thường gặp nhất: Nạn nhân trở thành một phần trên đường truyền điện và lúc này dòng điện đi vào, truyền xuyên qua cơ thể.
Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? Hướng xử trí khi mẹ bầu không may bị điện giật 1
Bạn có nguy cơ bị điện giật khi tiếp xúc với các thiết bị điện

Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không?

Như các bạn đã biết cơ thể con người là một chất dẫn điện tốt. Khi tiếp xúc với nguồn điện, cơ thể sẽ xuất hiện cảm giác và phản ứng ngay lập tức. Chính vì thế, điện giật là điều rất dễ xảy ra.

Điện giật có thể xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau. Khi mẹ bầu bị điện giật, dòng điện sẽ truyền đến một hoặc tất cả các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả thai nhi và tử cung. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hiểu rằng, tác động của dòng điện bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố, chẳng hạn như cường độ dòng điện, thời gian dẫn truyền điện và trạng thái của mẹ bầu. Do đó, để xác định được tác động của dòng điện lên cơ thể mẹ và bé cần đánh giá dựa trên các yếu tố chi phối nêu trên. Một câu hỏi đặt ra: Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không?

Khi bị điện giật nhẹ, mẹ bầu sẽ có cảm giác hơi tê tại chỗ tiếp xúc và cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất vài giây sau đó. Với câu hỏi mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không, các chuyên gia cho biết hiện tượng này không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần nghỉ ngơi để cơ thể lấy lại trạng thái cân bằng đồng thời theo dõi thêm sức khoẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có.

Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? Hướng xử trí khi mẹ bầu không may bị điện giật 2
Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không?

Phải làm sao khi mẹ bầu bị điện giật nhẹ?

Như đã trình bày phía trên, mẹ bầu bị điện giật nhẹ thường không ảnh hưởng đến thai nhi song để đảm bảo an toàn, mẹ bầu vẫn nên nghỉ ngơi nhiều hơn đồng thời theo dõi sức khoẻ trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm bị điện giật.

Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu cần theo dõi và lắng nghe cơ thể. Nếu nhận thấy thai nhi vẫn hoạt động bình thường hay nói cách khác vẫn cử động nhẹ nhàng thì chứng tỏ em bé vẫn ổn. Đối với những mẹ bầu chưa cảm nhận được thai máy, các dấu hiệu như chảy máu hoặc cơn gò tử cung không xuất hiện thì có nghĩa cả mẹ và bé đều ổn. Trong vòng 72 giờ, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

Một lưu ý nhỏ: Trong quá trình nghỉ ngơi, mẹ bầu cần giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Bên cạnh đó, mẹ vẫn nên giữ vững chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt bình thường để đảm bảo em bé có đủ dưỡng chất để phát triển khoẻ mạnh.

Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? Hướng xử trí khi mẹ bầu không may bị điện giật 3
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu không may bị điện giật

Một số lưu ý đảm bảo an toàn điện trong thai kỳ

Sức khoẻ của mẹ và bé cần được quan tâm đặc biệt và đặt lên hàng đầu trong thai kỳ bởi chỉ một vài tác động cũng có thể dẫn đến các thay đổi bất lợi trong cơ thể. Để đảm bảo an toàn điện đối với mẹ bầu, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn điện có cường độ mạnh như các thiết bị điện cao áp, đặc biệt khi tay chân đang bị ướt hoặc trong điều kiện không đảm bảo an toàn. Hạn chế hoạt trọng ngoài trời trong trường hợp thời tiết xấu.
  • Không sử dụng điện thoại, máy tính khi đang sạc pin.
  • Cần đảm bảo rằng các thiết bị điện sử dụng trong gia đình đều an toàn và không hỏng hóc. Mẹ cần lưu ý, không sử dụng dây dẫn hoặc thiết bị điện có phần lõi trong bị ăn mòn hoặc hư hỏng. Nếu nhận thất biểu hiện xuống cấp của các thiết bị này, cần gọi thợ đến kiểm tra và sửa chữa nếu cần.
  • Các thiết bị điện cần được đặt ở nơi khô thoáng, tránh đặt trong những khu vực nhiều nước hoặc ẩm ướt.
  • Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống điện nhằm loại trừ tình trạng rò rỉ điện.
  • Tham vấn ý kiến các bác sĩ trong việc đảm bảo an toàn cho thai nhi khi không may bị điện giật.
Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? Hướng xử trí khi mẹ bầu không may bị điện giật 4
Mỗi gia đình cần chủ động bảo trì hệ thống điện định kỳ để đảm bảo an toàn điện

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề mẹ bầu bị điện giật mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không, cách xử trí khi không may bị điện giật đồng thời nắm được một số lưu ý an toàn khi sử dụng điện. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin