Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mẹ bầu bị thâm nách​ có sao không? Cách xử trí an toàn, lành tính giúp chị em tự tin hơn

Ngày 17/11/2024
Kích thước chữ

Tình trạng bà bầu bị thâm nách​ khi mang thai là một hiện tượng sinh lý tự nhiên do sự thay đổi hormone, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Dù vậy, mẹ bầu vẫn có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc da hợp lý để giảm thiểu tình trạng thâm, giúp cho tinh thần thoải mái, tự tin trong suốt thai kỳ.

Hiện tượng mẹ bầu bị thâm nách​ trong thai kỳ là một hiện tượng tự nhiên do sự thay đổi nội tiết tố cũng như tác động từ nhau thai, ánh sáng mặt trời và các yếu tố sinh lý khác. Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng có thể gây cảm giác tự ti, khó chịu cho bà bầu. Tuy nhiên, đây là một quá trình tạm thời, tình trạng thâm nách sẽ dần cải thiện khi các hormone trong cơ thể trở lại mức bình thường sau khi sinh.

HIện tượng mẹ bầu bị thâm nách​

Thâm nách là một trong những vấn đề da liễu khá phổ biến mà phụ nữ mang thai thường gặp phải. Tuy không phải là một vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé nhưng tình trạng này thường gây cảm giác tự ti, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày cho mẹ bầu.

Tình trạng bà bầu bị thâm nách​ trong thai kỳ là hiện tượng da ở vùng nách trở nên tối màu hơn so với bình thường. Đây là một sự thay đổi tự nhiên trong cơ thể khi phụ nữ mang thai, do sự gia tăng của hormone estrogen và progesterone.

Những hormone này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thai nhi mà còn tác động đến sắc tố da của người mẹ. Cụ thể, chúng kích thích melanin tăng sinh, dẫn đến các vùng da như nách, bụng hoặc xung quanh cổ trở nên tối màu hơn.

Ngoài sự thay đổi hormone, các yếu tố khác như việc tăng cân trong thai kỳ, sự cọ xát giữa da và áo quần, hoặc việc mẹ bầu sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất không phù hợp với cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ bị thâm da vùng nách.

Mặc dù thâm nách khi mang thai có thể gây cảm giác khó chịu, làm mẹ bầu cảm thấy tự ti nhưng tình trạng này không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào cho sức khỏe của mẹ và bé. Thâm nách chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể trước sự thay đổi của các hormone thai kỳ. Khi mẹ sinh con, sau đó các hormone trở lại bình thường, tình trạng thâm nách sẽ dần được cải thiện mà không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, các mẹ bầu cần chú ý giữ vệ sinh vùng nách thật tốt, đồng thời tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất mạnh để tránh kích ứng da. Bên cạnh đó, việc chăm sóc làn da trong thời gian này cũng rất quan trọng để giúp giảm thiểu tình trạng thâm màu, ngứa ngáy.

Mẹ bầu bị thâm nách​ có sao không? Cách xử trí an toàn, lành tính giúp chị em tự tin hơn 1
Hiện tượng bà bầu bị thâm nách​ thường gặp trong thai kỳ

Căn nguyên gây thâm nách ở bà bầu

Mẹ bầu bị thâm nách​ là một tình trạng khá phổ biến trong suốt thai kỳ. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của chị em mà còn gây khó chịu về ngoại hình cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nguyên nhân gây thâm nách ở phụ nữ mang thai chủ yếu liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đây là một phần của quá trình thay đổi sinh lý tự nhiên trong thai kỳ.

Tăng nồng độ hormon estrogen và progesterone

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua sự thay đổi lớn về nội tiết tố, trong đó hormon estrogen và progesterone là hai yếu tố quan trọng nhất. Sự gia tăng nồng độ của những hormon này kích thích sản xuất melanin – sắc tố quyết định màu sắc của da. Khi melanin tăng sinh quá mức tại các vùng da nhạy cảm như nách, cổ, bẹn hay háng, kết quả là những khu vực này trở nên tối màu hơn so với các vùng da khác, tạo thành tình trạng thâm sạm.

Thay đổi sắc tố da do sự tác động của nhau thai

Ngoài sự thay đổi do hormon estrogen và progesterone, một yếu tố khác cũng góp phần vào tình trạng thâm nách trong thai kỳ là hormon từ nhau thai. Trong một số trường hợp, nhau thai có thể tiết ra các hormon gây kích thích sự tăng trưởng của melanin, làm cho sắc tố da trở nên đậm hơn.

Điều này khiến các vùng da tiếp xúc với nắng mặt trời như nách, cổ và bẹn dễ bị thâm hơn so với các vùng khác, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ.

Mẹ bầu bị thâm nách​ có sao không? Cách xử trí an toàn, lành tính giúp chị em tự tin hơn 2
Hormon từ thai nhi thay đổi sinh lý cơ thể của mẹ

Mẹ bầu bị thâm nách do thay đổi của cơ thể

Thâm nách trong thai kỳ cũng có thể được tác động bởi sự thay đổi trong cơ thể như tăng cân. Sự tăng trưởng của cơ thể kết hợp với sự thay đổi hormone có thể khiến vùng da nách bị cọ xát nhiều hơn, dẫn đến kích ứng và làm tăng sắc tố.

Bên cạnh đó, các vấn đề về vệ sinh hoặc việc mặc đồ bó sát cũng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm tình trạng thâm nách trở nên tồi tệ hơn.

Một yếu tố khác có thể góp phần vào tình trạng thâm nách là sức khỏe tổng thể của người mẹ trong thời gian mang thai. Việc cơ thể chịu nhiều biến đổi hay hệ thống miễn dịch cũng hoạt động khác biệt có thể làm tăng tính nhạy cảm của da. Do đó, các vùng da dễ bị kích ứng, dễ thay đổi sắc tố khi bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, vi khuẩn hay do sự chà xát từ cơ thể.

Xử trí tình trạng thâm nách khi mang thai

Mặc dù thâm nách trong thai kỳ là một hiện tượng tự nhiên, thường sẽ cải thiện sau khi sinh con, khi các hormon trở lại trạng thái cân bằng nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy lo lắng, muốn cải thiện tình trạng này trong suốt thai kỳ, có một số phương pháp an toàn, hiệu quả mà bà bầu có thể áp dụng. Đặc biệt, các cách trị thâm nách này chủ yếu sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, lành tính, không gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Dầu dầu kết hợp với vitamin E

Một trong những phương pháp đơn giản và an toàn để trị thâm nách là sử dụng Vitamin E kết hợp với dầu dừa. Vitamin E và dầu dừa là hai nguyên liệu tự nhiên rất được ưa chuộng nhờ khả năng dưỡng ẩm và làm sáng da. Để thực hiện, bà bầu chỉ cần trộn một viên Vitamin E với một thìa dầu dừa, sau đó thoa lên vùng da nách trước khi tắm. Phương pháp này nên được áp dụng hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Vitamin E giúp làm mềm da, trong khi dầu dừa cung cấp dưỡng chất giúp tái tạo da, làm giảm tình trạng thâm sạm.

Mẹ bầu bị thâm nách​ có sao không? Cách xử trí an toàn, lành tính giúp chị em tự tin hơn 3
Vitamin E kết hợp với dầu dừa giúp hạn chế mẹ bầu bị thâm nách​

Dùng bột nghệ giúp sáng da

Việc kết hợp bột nghệ, bột mì, sữa chua và sữa cũng là một biện pháp rất hiệu quả trong việc giảm thâm nách. Các thành phần này đều lành tính và có tác dụng làm sáng da tự nhiên. Bà bầu cần trộn bột nghệ, bột mì, sữa tươi không đường và sữa chua với nhau theo tỉ lệ một muỗng cà phê mỗi loại, rồi thoa lên vùng nách.

Sau đó, để hỗn hợp khô hoàn toàn trên da khoảng 20 phút trước khi tắm lại bằng nước ấm. Phương pháp này không chỉ giúp làm sáng da mà còn làm mềm mại da, giảm tình trạng da thô ráp, sạm màu.

Mẹ bầu bị thâm nách​ có sao không? Cách xử trí an toàn, lành tính giúp chị em tự tin hơn 4
Bột nghệ giúp sáng da, mờ thâm và dưỡng ẩm da

Nước cốt chanh và dưa leo giúp sáng da

Một phương pháp khác cũng rất được ưa chuộng là sử dụng nước cốt chanh và dưa leo. Dưa leo có tác dụng se khít lỗ chân lông và làm dịu da, kết hợp với chanh giúp tẩy tế bào chết và làm sáng vùng da bị thâm.

Để thực hiện, bà bầu có thể trộn nước cốt chanh với nước ép dưa chuột theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa lên vùng da nách. Sau khoảng 25 phút, bà bầu có thể rửa sạch lại với nước mát. Phương pháp này giúp loại bỏ các hắc sắc tố, làm sáng vùng nách nhanh chóng.

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả các biện pháp an toàn, hiệu quả giúp giảm tình trạng mẹ bầu bị thâm nách​. Mặc dù thâm nách trong thai kỳ là hiện tượng tự nhiên, không gây nguy hiểm nhưng các bà bầu có thể sử dụng những phương pháp thiên nhiên, lành tính để cải thiện tình trạng này, giúp chị em cảm thấy thoải mái, tự tin hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin