Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mẹ bầu nằm ngửa có sao không​? Lưu ý về tư thế ngủ phù hợp mà bà bầu nên biết

Ngày 17/11/2024
Kích thước chữ

Tư thế mẹ bầu nằm ngửa có sao không​? Để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ, mẹ bầu nên tránh nằm ngửa, đặc biệt là trong các tháng cuối của thai kỳ. Tư thế nằm nghiêng bên trái là lựa chọn lý tưởng giúp tăng cường tuần hoàn, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, bảo vệ thai nhi khỏi những rủi ro không đáng có.

Nhiều chị em băn khoăn rằng mẹ bầu nằm ngửa có sao không​? Thay vì nằm ngửa, tư thế nằm nghiêng bên trái là lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Tư thế này không chỉ giúp mẹ ngủ ngon hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện tuần hoàn máu, duy trì chức năng cơ quan, giảm áp lực lên cơ thể và ngăn ngừa các vấn đề về tuần hoàn.

Tư thế mẹ bầu nằm ngửa có sao không​?

Mẹ bầu nằm ngửa có sao không​? Trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt từ tuần thai thứ 24 trở đi, việc mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ không còn là tư thế an toàn mà có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực cho cả mẹ lẫn thai nhi. Điều này là do sự phát triển của tử cung trong thai kỳ gây ra nhiều thay đổi về trọng lượng, ảnh hưởng tới áp lực bên trong cơ thể mẹ, tác động đến các bộ phận xung quanh, đồng thời có thể gây bất tiện, khó chịu đáng kể cho bà bầu.

  • Thứ nhất, khi mẹ bầu nằm ngửa, trọng lượng của tử cung sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn, làm gia tăng nguy cơ đau lưng, bệnh trĩ và suy tuần hoàn. Lượng áp lực này không chỉ gây khó chịu cho người mẹ mà còn có thể làm giảm lưu lượng tuần hoàn của thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
  • Ngoài ra, tư thế nằm ngửa có thể làm tử cung chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, mạch máu lớn có nhiệm vụ đưa máu trở lại tim. Khi mạch máu này bị chèn ép, việc lưu thông máu trở lại tim bị cản trở, dẫn đến tình trạng hạ huyết áp ở mẹ bầu với các biểu hiện như chóng mặt, khó chịu.
  • Đồng thời, điều này cũng làm giảm lượng máu đến nhau thai, ảnh hưởng đến nhịp tim cùng sự cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, có thể khiến nhịp tim của thai nhi chậm lại hoặc tuần hoàn bị suy giảm.
Mẹ bầu nằm ngửa có sao không​? Lưu ý về tư thế ngủ phù hợp mà bà bầu nên biết 1
Mẹ bầu nằm ngửa có sao không​?

Tư thế nằm ngủ phù hợp cho mẹ bầu

Trong suốt thai kỳ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu lẫn sự phát triển của thai nhi. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của phụ nữ mang thai là tư thế nằm ngủ.

Tư thế mẹ bầu nằm ngửa có sao không​? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư thế ngủ nằm nghiêng về một bên, đặc biệt là nằm nghiêng bên trái, là tư thế tốt nhất trong suốt các giai đoạn của thai kỳ. Lý do nằm nghiêng trái được khuyến khích là bởi tư thế này không chỉ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Đầu tiên, nằm nghiêng về bên trái giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Trong khi mẹ bầu ngủ ở tư thế này, máu và dưỡng chất được vận chuyển dễ dàng đến nhau thai, giúp thai nhi nhận đủ oxy cùng các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Điều này cực kỳ quan trọng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong những tháng cuối khi thai nhi phát triển mạnh mẽ, yêu cầu nguồn dinh dưỡng lớn.

Mẹ bầu nằm ngửa có sao không​? Lưu ý về tư thế ngủ phù hợp mà bà bầu nên biết 2
Tư thế nghiêng trái được khuyến cáo tốt cho bà bầu

Thứ hai, tư thế nằm nghiêng trái giúp tránh tác động lên gan - cơ quan nội tạng có kích thước tương đối lớn. Gan của phụ nữ mang thai nằm ở phía bên phải của bụng, khi nằm nghiêng bên trái, tử cung không đè lên gan, giúp chức năng gan được duy trì bình thường. Điều này giúp cơ thể mẹ bầu hoạt động tốt hơn, giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe như suy giảm chức năng gan.

Ngoài ra, nằm nghiêng trái còn làm giảm áp lực lên các vùng cơ thể như lưng dưới và chân. Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong những tháng cuối, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau lưng kèm sưng phù chân.

Bởi vậy, tư thế ngủ nằm nghiêng trái giúp phân tán trọng lượng của cơ thể, giảm áp lực lên các cơ xương, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, tư thế này còn giúp giảm tình trạng phù chân sinh lý, thường gặp ở những tháng cuối của thai kỳ.

Cuối cùng, nằm nghiêng bên trái còn giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới. Khi tử cung đè lên tĩnh mạch chủ dưới trong tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về bên phải, sự lưu thông máu về tim bị cản trở, dẫn đến giảm lưu lượng máu gây tụt huyết áp.

Điều này có thể gây chóng mặt, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, khi nằm nghiêng trái, tư thế này giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, đảm bảo lưu lượng máu được duy trì ổn định, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

Mẹ bầu nằm ngửa có sao không​? Lưu ý về tư thế ngủ phù hợp mà bà bầu nên biết 3
Tư thế nghiêng trái giúp mẹ bầu giảm áp lực chi dưới

Chú ý bà bầu cần biết khi nằm nghỉ

Trong suốt thai kỳ, giấc ngủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc tìm ra tư thế nằm nghỉ phù hợp không phải là điều dễ dàng, đặc biệt khi cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi. Để đảm bảo một giấc ngủ ngon, mẹ bầu cần chú ý đến một số yếu tố khi nằm nghỉ.

Một trong những vấn đề mẹ bầu cần chú ý là việc thay đổi tư thế khi nằm ngủ. Nếu nằm liên tục ở một tư thế trong suốt cả đêm, cơ thể sẽ không thoải mái, dễ gây đau nhức, tê mỏi. Vậy mẹ bầu nằm ngửa có sao không​? Chị em nên tập thói quen thay đổi tư thế ngủ, từ nghiêng bên này sang bên kia nhưng nên hạn chế nằm ngửa.

Tuy nhiên, chị em nên ưu tiên nằm nghiêng bên trái, vì tư thế này không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn máu mà còn bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chú ý đến việc gác chân cao kèm nằm đầu cao khi nghỉ ngơi. Đặc biệt, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, khi cơ thể mẹ bầu bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt, việc gác chân cao sẽ giúp giảm tình trạng sưng phù, chuột rút là những vấn đề thường gặp ở mẹ bầu.

Điều này rất có ích, đặc biệt đối với những mẹ bầu có bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch. Khi chân được nâng cao, máu lưu thông tốt hơn, giảm áp lực lên các tĩnh mạch, giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày do tử cung chèn ép, mẹ bầu nên nằm đầu cao. Việc kê gối cao đầu và lưng sẽ tạo thành một góc khoảng 20 độ với giường, giúp giảm áp lực lên đường tiêu hóa và hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày. Thêm vào đó, tư thế này còn giúp giảm áp lực lên đường hô hấp của mẹ bầu.

Một yếu tố không thể bỏ qua là việc sử dụng gối dành riêng cho bà bầu. Do sự thay đổi lớn về trọng lượng và hình dáng cơ thể, mẹ bầu sẽ khó có thể nằm trong một tư thế suốt cả đêm. Vì vậy, một chiếc gối dài mềm, được kê phía trước và phía sau cơ thể, sẽ giúp giảm trọng lượng của bụng, giữ cho cột sống thẳng và giảm sức ép của trọng lượng từ chân này lên chân kia. Điều này giúp tạo ra một giấc ngủ bình yên và thoải mái hơn cho mẹ bầu.

Mẹ bầu nằm ngửa có sao không​? Lưu ý về tư thế ngủ phù hợp mà bà bầu nên biết 4
Mẹ bầu nên thay đổi tư thế thường xuyên khi nằm ngủ

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc của quý độc giả về câu hỏi “Mẹ bầu nằm ngửa có sao không​?”. Để có một giấc ngủ chất lượng, đồng thời bảo vệ sức khỏe trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý thay đổi tư thế nằm, gác chân cao, kê đầu cao, cân nhắc sử dụng gối dành riêng cho bà bầu giúp chị em có một giấc ngủ sâu, phục hồi năng lượng cho cơ thể, từ đó hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin