Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có những cách chữa bệnh dị ứng da ở trẻ em nào? Nên sử dụng các thảo dược thiên nhiên trị dị ứng da cho trẻ hay thuốc Tây y? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đầu tiên, khi trẻ bị dị ứng da, hãy tìm ra tác nhân và tách trẻ ra khỏi nguyên nhân gây dị ứng. Sau đó, hãy xử lý da dị ứng cho trẻ bằng việc vệ sinh sạch sẽ, bôi kem dưỡng ẩm và dịu da như thuốc mỡ.
Nếu tình trạng ngứa nổi mẩn, sưng phù không giảm mà còn nặng hơn thì hãy thực hiện một trong ba cách sau đây.
Tắm cho trẻ bằng nước cây sài đất
Bạn chỉ cần chuẩn bị thân cây sài đất, đem rửa sạch và nấu cùng nước để tắm cho trẻ. Nước tắm cây sài đất sẽ giảm ngứa, diệt khuẩn và kháng viêm rất tốt. Ngoài cây sài đất, bạn có thể sử dụng các dược liệu khác như lá khế, cây hương nhu, lá bạch đàn cũng trị dị ứng da cho trẻ rất tốt.
Dùng nước uống cây đơn đỏ
Nước nấu lá cây đơn đỏ phơi khô giúp ngăn ngừa phản ứng dị ứng cho trẻ từ bên trong, bạn có thể kết hợp cùng phương pháp tắm thảo dược cho trẻ ở trên. Ngoài cây đơn đỏ, các thảo dược khác cũng có tác dụng tương tự như lá hẹ và lá kinh giới.
Chườm nóng ngoài da cho trẻ
Bạn có thể đem sao nóng các thảo dược còn tươi như ngải cứu, lá khế, lá bạc hà, lá kinh giới… rồi bọc trong một chiếc khăn mỏng và chườm lên vùng da bị dị ứng của trẻ. Nhiệt độ vừa phải cùng tinh dầu từ các thảo dược bay hơi sẽ giúp giảm ngứa và dị ứng hiệu quả.
Thuốc tây y chữa bệnh dị ứng da chủ yếu là nhóm các thuốc kháng sinh histamin và một số loại vitamin giúp tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cơ thể chống lại phản ứng dị ứng.
Thuốc chống dị ứng lành tính hay dùng cho làn da của trẻ là loratin, clopheniramin, citirizin…
Thuốc chữa dị ứng da có thể hiệu quả hay không tùy theo cơ địa, đặc tính da và độ tuổi của trẻ. Do đó, trước khi sử dụng thuốc Tây để chữa dị ứng da cho trẻ, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước nhé.
Với làn da mỏng manh của trẻ, bạn cần tránh các thói quen sau dễ gây dị ứng:
Tránh dùng các loại xà phòng rửa da có độ PH cao và tính tẩy rửa mạnh vì sẽ làm tổn thương da và gây mẩn ngứa.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, ô nhiễm.
Chăn đắp cho trẻ không nên quá dày vì sẽ gây ngứa ngáy, bí bách, các chất liệu vải như len, lông cũng dễ kích ứng cho làn da trẻ.
Nên kiểm tra trước khi dùng các loại kháng sinh vì chúng thường có tác dụng phụ là gây dị ứng và ngứa, nhất là thuốc đường tiêm và đường uống.
Không nên để trẻ tự gãi vì sẽ gây tổn thương da.
Các mẹ hãy ghi nhớ các cách chữa bệnh dị ứng da ở trẻ em trên đây để phòng khi con em mình mắc bệnh nhé.
Nguyễn Hồng