Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mẹ cần làm gì khi trẻ sốt cao không hạ nhiệt?

Ngày 04/12/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trường hợp bé từ 6 tháng tới 5 tuổi sốt quá cao có thể dẫn tới hiện tượng co giật nguy hiểm. Chính vì thế mẹ cần phải hạ sốt kịp thời cho bé. Vậy

Trường hợp bé từ 6 tháng tới 5 tuổi sốt quá cao có thể dẫn tới hiện tượng co giật nguy hiểm. Chính vì thế mẹ cần phải hạ sốt kịp thời cho bé. Vậy vì sao trẻ sốt cao không hạ và cách khắc phục như thế nào?

1. Nguyên nhân trẻ sốt cao không hạ?

Bất kể tình trạng con như thế nào thì trước tiên mẹ cần nhận định chính xác nguyên nhân bị sốt của con là gì để có hướng điều trị đúng cách nhất.

Thông thường, nhiệt độ của cơ thể con người là 36,5 tới 37,5 độ C. Nhiệt độ cơ thể của các bé cũng tương tự như của người lớn, tuy nhiên trung tâm điều hòa của bé chưa hoàn chỉnh cho nên rất dễ bị sốt hay sốt cao. Sốt là dấu hiệu đầu tiên của nhiều bệnh mà bé đang mắc phải. Mặt khác, về phía y học cho biết, sốt cũng giúp cho cơ thể bé chống chọi tốt với bệnh tật hơn vì đó là hiện tượng có lợi. Bởi khi nhiệt độ cơ thể các cháu tăng lên, dẫn tới sức đề kháng của cơ thể cũng từ đó mà nâng cao để tiêu diệt đi các tác nhân gây bệnh.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sốt cao không hạ nhiệt?
Mẹ cần làm gì khi trẻ sốt cao không hạ nhiệt?

Có rất nhiều trường hợp tuy mẹ đã cho các con uống thuốc giảm sốt nhưng vẫn không có tác dụng. Khi đó, mẹ có thể gặp 1 trong 2 nguyên nhân do:

– Nguyên nhân thứ nhất là do người chăm sóc bé khi sốt chưa khoa học đúng cách. Từ đó làm cho bệnh vẫn không tiến triển. Lưu ý, ngoài việc cho bé dùng thuốc thì mẹ cũng cần phối hợp với việc lau người, chườm khăn ấm và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ tăng sức đề kháng.

– Nguyên nhân thứ 2, trường hợp người chăm sóc đã chăm sóc kĩ lưỡng dùng đủ mọi biện pháp nhưng vẫn không thuyên giảm thì đây là dấu hiệu nguy hiểm. Cháu cũng có thể mắc một bệnh nhiễm trùng nào đó. Người nhà cần đưa cháu đi thăm khám bác sĩ kịp thời .

2. Phải làm gì khi trẻ sốt cao không hạ?

Giảm sốt đúng cách cho bé

Mỗi lúc bé có các triệu chứng mệt mỏi hay quấy khóc, cáu bẳn hay ngủ không sâu, dễ giật mình, nhiệt độ cơ thể tăng tức là bé đã lên cơn sốt cao rồi. Khi này, mẹ cháu hãy tiến hành làm theo các bước dưới đây:

– Cho con nằm chỗ thông thoáng, tuyệt đối không có gió lùa, giảm bớt người vây xung quanh

– Sử dụng khăn mềm sạch để nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo sau đó lau khắp người bé. Ưu tiên các vùng như nách hay bẹn và lúc bốc hơi thì tiếp tục lau cho tới khi cơ thể hạ thân nhiệt xuống còn 37,5°C rồi mặc lại quần áo cho trẻ.

– Các mẹ cũng thể cho con uống paracetamol dựa theo cân nặng để cho hạ sốt. Khi trẻ nôn trớ hay không chịu uống thuốc thì mẹ hãy dùng viên thuốc hạ sốt để đặt hậu môn với chỉ định liều lượng 5mg – 20mg/kg trọng lượng cơ thể bé.

– Ngoài việc uống thuốc thì việc bổ sung dinh dưỡng của bé cũng rất quan trọng. Mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất để tăng năng lượng cho con, tránh trường hợp bé kiệt sức.

– Thông thường khi sốt, cơ thể của bé sẽ mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin thông qua đường phân, nước tiểu,… Vì thế nhu cầu về nước, vitamin hay chất khoáng tăng lên rất nhiều. Khi đó, các mẹ hãy bù nước cho bé bằng nước lọc, hay các loại nước ép trái cây như cam, chanh nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Khi áp dụng tất cả các cách chăm sóc trẻ bị sốt trên mà trẻ vẫn không hạ sốt thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được khám chữa.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sốt cao không hạ nhiệt?
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Các triệu chứng cần đưa bé đi khám bác sĩ

– Các cách hạ sốt nhanh tự làm tại nhà chỉ nên sử dụng đối với bé sốt dưới 3 ngày.

– Còn các trường hợp trẻ sốt cao không hạ từ 3 ngày, nếu bé không hạ sốt về đêm, sốt trên 38 – 39 độ, ngủ lơ mơ, dùng thuốc hạ sốt không hạ, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức vì có thể con đã bị sốt siêu vi, chứng tay chân miệng, bị sốt do sốt xuất huyết, hay do viêm nhiễm đường tiết niệu, cũng có thể là do bị viêm phế quản….

Lưu ý: khi cho con đi khám bác sĩ, các mẹ phải nắm rõ và cung cấp các thông tin quan trọng cho bác sĩ như sau:

– Thời điểm bé sốt nhiều nhất là chiều hay tối từ lúc nào?

– Các dấu hiệu kèm theo: dấu hiệu ho, hay khó thở, chảy nước mũi, hoặc mất ngủ hay đau ở bộ phận nào không?

– Liệt kê những loại thuốc bạn đã cho bé uống trước đó.

– Môi trường ở xung quanh nơi bé sống có dịch sốt nào không?

Mẹ cần làm gì khi trẻ sốt cao không hạ nhiệt?
Các triệu chứng cần đưa bé đi khám bác sĩ

Hy vọng bài viết cung cấp kiến thức hữu ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ sốt cao không hạ đúng cách cũng như đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và có sự phát triển toàn diện sau này.

Thanh Hiền

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm