Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những triệu chứng về cảm cúm như nhức đầu, ho, sổ mũi... luôn làm cho các mẹ lo lắng và cần phải phòng tránh không những khi mang thai mà còn cả quá trình sau khi sinh. Vì vậy nếu mẹ đang cho con bú bị sổ mũi thì có thể tham khảo một số bí kíp dưới đây.
Khi cảm cúm thì hệ miễn dịch của mẹ sẽ kém do vậy ngoài bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng, mẹ cũng nên uống thêm các loại vitamin tốt cho sức khỏe từ nước ép cam, bưởi...
Mật ong có khả năng kháng được nhiều loại vi khuẩn dùng trong điều trị triệu chứng của các bệnh đường hô hấp rất hiệu quả, đặc biệt là mẹ đang cho con bú bị sổ mũi. Hoạt chất Albumin và Pantothenic có trong mật ong còn có tác dụng làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng. Nhờ vậy, mật ong có tác dụng tốt đối với chứng viêm họng.
Trong điều trị các bệnh viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi…mật ong thường được kết hợp trong phác đồ điều trị, nhằm giảm liều kháng sinh cho bệnh nhân, hạn chế được tác dụng phụ do kháng sinh mang lại, và rút ngắn được thời gian điều trị.
Để giảm sổ mũi mẹ nên uống 3 ly nước mật ong + chanh mỗi ngày. Nhớ pha bằng nước ấm thêm 3 thìa cafe mật ong và 1 thìa cafe chanh. Nên thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần.
Chuẩn bị lá hành + tía tô thái nhỏ, thêm gừng xắt sợi nhuyễn. Đây là cách chữa trị mẹ đang cho con bú bị sổ mũi rất hiệu quả và lành tính.
Nấu cháo lên cho các nguyên liệu trên vào, có thể cho thêm thịt bằm và trứng gà đánh cho tan cho đủ chất. Ngày ăn 1 lần, ăn 3 ngày liên tiếp.
Lá Húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron giúp long đờm, tiêu độc rất tốt. Do đó, đây chính là bài thuốc hữu hiệu khi mẹ đang cho con bú bị sổ mũi hay bị cảm, ho, viêm họng. Nếu không mua được lá húng chanh thì mẹ cứ mua lá tía tô, tuy không bằng lá húng chanh nhưng lá tía tô vẫn có tác dụng giải cảm rất tốt.
Pha nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý 0,9% súc họng ngày 3-4 lần giúp kháng khuẩn. Chú ý không nên pha quá mặn, nên thực hiện thường ngày liên tục tới khi hết các triệu chứng sổ mũi.
Dầu tràm – khuynh diệp mẹ nên tích sẵn trong nhà bởi đây là phương pháp trị mẹ đang cho con bú bị sổ mũi rất hiệu quả và lành tính. Mẹ thoa vào gan bàn chân, bàn tay đồng thời massage để giúp tăng cường lưu thông khí huyết, đẩy luồng khí gây cảm lạnh ra ngoài.
Một cách áp dụng cho mẹ đang cho con bú bị sổ mũi khác là cho dầu tràm-khuynh diệp vào cốc nước nóng, hít hết hơi nước chứa tinh dầu sẽ giúp sát khuẩn và làm thông mũi.
Các mẹ cứ pha một chậu nước ấm rồi cho 2 loại này vào, dùng tay thử thấy nước vừa không quá nguội cũng không quá nóng thì cho chân vào ngâm từ 15 đến 20 phút/lần, sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Gừng và quế không những giúp cho xương chắc, khỏe mà còn giúp cho mẹ có một giấc ngủ dễ dàng hơn khi đang bị sổ mũi. Khi ngủ, các mẹ cũng chịu khó xịt chai xịt mũi, đồng thời kê gối hơi cao để tránh làm tắc mũi.
Khi mẹ đang cho con bú bị sổ mũi thì sẽ rất khó chịu. Cơ thể bị cảm thường rất mệt mỏi, khó thở, khó ngủ, người uể oải, ăn uống cũng mệt và chán... Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, các mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc kháng sinh được chỉ định dành cho phụ nữ cho con bú như Baby Plex, Pamin, cảm xuyên hương, thuốc Augmentin... Đây đều là những loại thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả nhanh chóng cho các mẹ, và để chắc chắn hơn chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Các mẹ nên lưu ý trong giai đoạn mẹ đang cho con bú bị sổ mũi, thì phải dùng thuốc cho đến khi khỏi hẳn bệnh. Bệnh được điều trị càng nhanh càng tốt, vì bất cứ thuốc kháng sinh nào uống nhiều thì cũng rất dễ rơi vào trường hợp “lờn thuốc” nên các mẹ cố gắng lưu ý để tránh bệnh nhẹ thành nặng và lây sang bé. Và cũng nên nhớ rằng không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc kháng sinh, vì có thể nó sẽ gây ra tác dụng phụ không cần thiết.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.