1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không? Cần lưu ý điều gì?

Thu Thủy

25/06/2025
Kích thước chữ

Viêm họng là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bỉm có thể gặp phải trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, điều khiến không ít mẹ lo lắng là liệu việc mắc viêm họng có ảnh hưởng đến chất lượng sữa hay gây hại cho bé hay không. Vậy mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không?

Khi đang trong giai đoạn cho con bú, sức khỏe của người mẹ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Vì vậy, việc bị cảm sốt, viêm họng thường khiến nhiều mẹ bỉm cảm thấy lo lắng. Vậy mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không? Cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

Mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không?

Nhiều mẹ lo lắng không biết mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không, trong thực tế, mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú bình thường. Virus gây bệnh không lây truyền qua đường sữa mẹ, nên bé sẽ không bị lây bệnh theo cách này. Ngược lại, sữa mẹ còn mang lại lợi ích quan trọng cho bé, bởi khi mẹ bị bệnh, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể chống lại virus và những kháng thể này được truyền sang bé qua sữa, giúp bé tăng cường đề kháng và có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.

Mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không? Cần lưu ý điều gì? 2
Mẹ bị viêm họng vẫn có thể tiếp tục cho con bú bình thường

Ngay cả khi mẹ đang ốm, thành phần dinh dưỡng trong sữa vẫn được duy trì đầy đủ để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc ngưng cho bé bú đột ngột không những làm giảm nguồn dưỡng chất thiết yếu mà còn có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa của mẹ, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời khi trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của mẹ trở nặng, bác sĩ có thể xem xét việc tạm dừng cho con bú để bảo vệ sức khỏe cho mẹ. Ngoài ra, dù virus cúm không lan truyền qua sữa, nhưng có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc như ho, hắt hơi hay ôm hôn bé. Vì thế, mẹ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc gần trong thời gian cho con bú để giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ.

Bị đau họng khi cho con bú có gây nguy hiểm không?

Việc mẹ bị cúm hay đau họng trong thời kỳ cho con bú nhìn chung không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, nhưng có thể ảnh hưởng đến mẹ. Những triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, đau rát họng và mệt mỏi kéo dài khiến mẹ dễ kiệt sức. Nếu không được chăm sóc đúng cách, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa cũng như gây thiếu hụt dinh dưỡng ở mẹ.

Thông thường, bệnh cúm có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 14 ngày mà không để lại biến chứng. Nhưng trong một số trường hợp, cúm có thể tiến triển nặng hơn và gây ra các vấn đề như viêm xoang, viêm thanh quản, nhiễm trùng tai giữa hoặc viêm phổi.

Mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không? Cần lưu ý điều gì? 5
Mẹ bị đau họng khi cho con bú không gây ảnh hưởng trực tiếp đến em bé

Ngoài ra, cúm cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm cơ tim, viêm màng tim và trong các trường hợp hiếm, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Do đó, mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, điều trị phù hợp và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng cần lưu ý điều gì?

Đến đây, chắc hẳn bạn đã giải đáp được cho câu hỏi mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không. Hầu hết các trường hợp mẹ bị viêm họng vẫn có thể tiếp tục cho con bú nhưng cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt để hạn chế nguy cơ lây lan virus qua đường hô hấp. Bên cạnh đó, việc điều trị cúm và đau họng khi đang cho con bú cũng cần hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn em bé. Dưới đây là một số loại thuốc và biện pháp hỗ trợ tại nhà mà mẹ có thể tham khảo.

Dùng thuốc an toàn trong thời gian cho con bú

Khi bị cảm cúm đau họng, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng như:

  • Paracetamol: Đây là thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn cho mẹ đang cho con bú, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và được khuyên dùng phổ biến.
  • Ibuprofen: Loại thuốc chống viêm không steroid này có tác dụng hạ sốt, giảm đau hiệu quả và được đánh giá là an toàn trong thời gian cho bé bú.
  • Thuốc ho từ thảo dược: Những loại siro ho có thành phần tự nhiên như mật ong, gừng, chanh,... có thể làm dịu cổ họng và giảm ho. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp.
  • Thuốc xịt họng: Một số loại thuốc xịt họng có tác dụng làm tê và dịu vùng họng, hỗ trợ giảm đau hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn khi cho con bú.
Mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không? Cần lưu ý điều gì? 1
Mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc an toàn trong thời gian cho con bú để giảm triệu chứng

Sử dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, mẹ cũng có thể kết hợp một số biện pháp tự nhiên để làm dịu các triệu chứng và phục hồi nhanh hơn như:

  • Ăn uống đầy đủ: Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi) và kẽm (các loại hạt, hải sản) để nâng cao đề kháng, đồng thời duy trì nguồn sữa chất lượng cho bé.
  • Uống nước ấm thường xuyên: Nước ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và giữ ẩm cho cơ thể.
  • Dùng mật ong: Mật ong là phương pháp giảm ho tự nhiên hiệu quả, mẹ có thể uống một muỗng mật ong trước khi ngủ hoặc pha với nước ấm để uống trong ngày.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm đau họng, giảm viêm và ngăn ngừa vi khuẩn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Cơ thể cần thời gian để hồi phục, vì vậy mẹ nên tránh làm việc nặng và ngủ đủ giấc để sớm khỏe lại.
  • Dùng máy tạo độ ẩm: Nếu không khí trong phòng quá khô, mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm nghẹt mũi và hỗ trợ hô hấp dễ dàng hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bé: Dù sữa mẹ không lây virus cúm, nhưng việc tiếp xúc gần khi mẹ đang bệnh vẫn có thể lây truyền mầm bệnh qua đường hô hấp. Vì vậy, mẹ nên giữ khoảng cách an toàn khi không cần thiết và tuân thủ đầy đủ các biện pháp bảo vệ.
Mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không? Cần lưu ý điều gì? 3
Mẹ bị viêm họng có thể kết hợp một số biện pháp tự nhiên để làm dịu các triệu chứng

Việc kết hợp sử dụng thuốc theo hướng dẫn và áp dụng các biện pháp tự nhiên giúp mẹ giảm nhanh triệu chứng cúm, viêm họng mà không làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Khi nào mẹ đang cho con bú bị viêm họng nên đi khám bác sĩ?

Thông thường, tình trạng viêm họng khi đang cho con bú không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và có thể tự hồi phục sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những dấu hiệu sau đây, mẹ cần chủ động đi thăm khám để được chẩn đoán và xử lý kịp thời:

  • Triệu chứng đau họng kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm.
  • Sốt cao liên tục, không hạ dù đã dùng thuốc.
  • Khó thở, tức ngực hoặc nghi ngờ viêm phổi hay các vấn đề hô hấp nghiêm trọng.
  • Cơ thể suy nhược, chán ăn và có dấu hiệu mất nước.
  • Đau họng nghiêm trọng, khó nuốt thức ăn hoặc nước.
  • Có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn,... hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
  • Xuất hiện triệu chứng bất thường như ho đờm đặc, khàn tiếng lâu ngày, chảy máu cam.
Mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không? Cần lưu ý điều gì? 6
Mẹ nên đi khám khi bị đau họng nghiêm trọng và cơ thể có dấu hiệu suy nhược

Qua nội dung chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn đọc tìm được lời giải đáp cho câu hỏi mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không. Nhìn chung, mẹ bị viêm họng vẫn có thể tiếp tục cho con bú bình thường nếu áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe. Sữa mẹ không những không gây hại mà còn giúp bé tăng cường miễn dịch nhờ các kháng thể tự nhiên. Tuy nhiên, nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kèm theo dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin