Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mắt của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng yếu. Nếu ba mẹ chủ quan hoặc không kịp phát hiện có thể khiến trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm về mắt.
Khi trẻ sơ sinh bị sưng mí mắt trên các mẹ cần kiểm tra kỹ đó có phải do côn trùng cắn hay muỗi đốt hay không. Nếu không thì đó là biểu hiện của bệnh lý nào đó của mắt. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Một trong những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh là viêm kết mạc và viêm giác mạc. Các triệu chứng thường gặp của viêm kết mạc và viêm giác mạc là mí mắt sưng đỏ, chảy dịch, chảy nhiều ghèn khiến mí mắt dính lại khó mở mắt, chảy nước mắt,… Các triệu chứng thường bắt đầu từ 2 - 5 ngày sau khi sinh.
Nguyên nhân của các bệnh trên là do nước mắt, trầy xước giác mạc, dị vật, bỏng hóa chất,... Ngoài ra, việc vệ sinh mắt kém cho trẻ cũng khiến trẻ bị đổ ghèn nhiều lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng.
Ống dẫn nước mắt bị tắc là nguyên nhân gây ra các tình trạng như đỏ mắt, chảy nhiều mủ và thậm chí là sưng mí mắt. Đây là một bệnh lý về mắt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Viêm mí mắt cũng hay gặp ở trẻ sơ sinh với các biểu hiện như: Viêm bờ mi, chảy nước mắt, có cảm giác có cát trong mắt, đỏ mắt, ngứa và sưng mi, bong tróc da quanh mắt, nhạy cảm với ánh sáng, lông mi mọc ngược. Nguyên nhân do ký sinh trùng, dị ứng hoặc nấm.
Lẹo ở trẻ sơ sinh là dạng mụn nhỏ mọc ở bờ mí mắt do nhiễm trùng một tuyến nhỏ ở rìa mí mắt. Nguyên nhân gây ra bệnh lẹo mắt là do vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Khi bị lẹo mắt, mí mắt của trẻ sơ sinh hơi sưng đỏ và ngứa, sau đó nổi cục to bằng hạt gạo gây đau nhức và có cảm giác cộm trong mắt.
Khi khóc quá nhiều tuyến lệ tiết ra nước mắt phải liên tục hoạt động quá mức để tạo ra dòng chảy bất tận. Sự dư thừa này có thể gây viêm các tuyến nhỏ và đây là nguyên nhân khiến mắt sưng lên sau khi khóc.
Muỗi và côn trùng đều có chứa độc tố trong nước bọt của chúng, có thể làm tê liệt con mồi khi tiếp xúc khiến chúng dễ dàng tấn công và tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên với con người, phần độc này không thể làm tê liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể nhưng hậu quả có thể thấy là vị trí bị cắn sẽ sưng đỏ và ngứa.
Các mẹ lưu ý khi mí mắt của trẻ bị sưng nhưng thường chỉ sưng ở một chỗ, có biểu hiện đỏ và ở giữa vùng sưng có một vết cắn nhỏ thì đó là do muỗi hoặc côn trùng đốt. Khi xảy ra tình trạng này trẻ sẽ thấy ngứa ngáy, khó chịu nên đưa tay xoa, gãi. Tình trạng này thường không quá nghiêm trọng chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Để giải quyết vấn đề này, dùng dầu tràm bôi lên vết muỗi đốt sẽ giúp giảm sưng tấy và giảm khó chịu rất nhanh.
Để biết có phải trẻ sưng mí do khóc hay không mẹ có thể quan sát sau những lần quấy khóc mắt của trẻ bị ướt và sưng húp. Vấn đề này khá bình thường, tình trạng này sẽ tự khắc phục khi trẻ nín khóc, sau vài giờ mí mắt sẽ tự động hết sưng.
Với cơ địa bị dị ứng, không chỉ mí mắt sưng tấy mà có thể sưng cả mặt hoặc có khi cả người. Vùng sưng thành từng mảng, nổi mẩn đỏ làm trẻ khó chịu, ngứa ngày. Khi gặp trường hợp này mẹ chỉ cần bôi hoặc dùng thuốc dị ứng do bác sĩ kê đơn là được.
Một số trường hợp sưng mí ở trẻ sơ sinh do bệnh lý về mắt có biểu hiện như bị lẹo mắt thì sưng như mụn mủ, quanh vùng sưng ửng đỏ, đau ngứa. Còn do viêm thì cả hai mí mắt đều sưng, nhiều ghèn mắt, chảy nước mắt, ngứa,
Đặc điểm chung của các bệnh về mắt là không biến mất ngay mà kéo dài từ 1 - 2 tuần. Điều trị các bệnh về mắt, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị phù hợp nhất.
Khi tắc tuyến lệ mẹ có thể vuốt dọc sống mũi, từ khóe mắt đến điểm kết thúc của 2 lỗ mũi để thông tuyến lệ. Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị tắc tuyến lệ nặng mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ đánh giá và có phương pháp điều trị phù hợp.
Trong quá trình chăm sóc trẻ mẹ cần chú ý những điều sau:
Vì việc bảo vệ và chăm sóc mắt trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng nên các bậc cha mẹ cần chăm sóc và quan sát mắt trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường và đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Hy vọng với những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị sưng mí mắt trên, các mẹ có thể chủ động phòng tránh và khắc phục tình trạng sưng mí cho trẻ.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.