Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ thể trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Vậy phòng ngừa và điều trị bệnh như thế nào là hiệu quả nhất?
Dấu hiệu khò khè đặc trưng nhất ở trẻ sơ sinh là sự bất thường trong tiếng thở của trẻ. Cụ thể là tiếng thở của trẻ phát ra từ cổ họng với âm sắc tương đối trầm. Nó giống như tiếng rít và thường dễ nhận thấy nhất khi trẻ thở ra. Âm thanh khi thở của trẻ thường không đều, có đờm và dịch trong cổ họng, đôi khi bị nhầm với tiếng ngáy. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ có tình trạng này hay không bằng cách đưa tai gần miệng trẻ.
Thường thì chứng khò khè ở cổ ở trẻ sơ sinh thường không xuất hiện riêng lẻ mà thường kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác, điển hình là ho, đau họng, khó thở, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi...
Trẻ sơ sinh thường là đối tượng hay gặp phải chứng khò khè ở cổ nhất do các cơ quan trong hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện, phế quản còn rất nhỏ, dễ bị tắc nghẽn. Thêm nữa là hệ miễn dịch còn yếu, dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây sưng tấy, co thắt và tăng tiết dịch nhầy ở phế quản. Một số nguyên nhân phổ biên làm gia tăng những nguy cơ kể trên bao gồm:
Hen suyễn, hay còn gọi là hen phế quản, là một bệnh về đường hô hấp khiến trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng. Kèm theo đó là một loạt các triệu chứng như khó thở, thở gấp, ho, đau và tức ngực… Thông thường, các triệu chứng của bệnh hen suyễn trầm trọng hơn vào ban đêm, khi tiếp xúc với khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá, khi thay đổi thời tiết...
Trẻ sơ sinh luôn được cha mẹ yêu thương, lo lắng và chăm sóc rất chu đáo. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con mình. Nếu bé ăn quá nhiều trong một ngày thì dễ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Ăn quá nhiều thức ăn có thể khiến thức ăn dư thừa trào ngược lên thực quản và một phần vào phổi, gây viêm nhiễm, ho, khò khè như có đờm. Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở trẻ sơ sinh, khi trẻ từ 1 tuổi trở lên thì sẽ ít gặp hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm viêm phế quản, viêm phổi, đau họng và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của những căn bệnh này là nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, triệu chứng phổ biến nhất của những bệnh này cũng là tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè ở cổ họng.
Dị ứng là một nguyên nhân khác cần xem xét nếu bạn thấy trẻ sơ sinh thở khò khè ở cổ họng. Khi em bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong môi trường, cơ thể sẽ phản ứng nhanh chóng bằng cách thu hẹp đường thở. Điều này sẽ tạo ra âm thanh rít khi thở ra. Một số triệu chứng liên quan đến dị ứng là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho khan và ho có đờm.
Ngoài các bệnh kể trên, trẻ sơ sinh thở khò khè ở cổ họng còn có thể do một số nguyên nhân sau:
Ngoài ra, những thói quen sinh hoạt không khoa học như thổi quạt thẳng vào người trẻ, cho trẻ ăn quá no, nằm ăn… cũng có thể vô tình khiến trẻ bị ho và làm tăng nguy cơ thở khò khè.
Nếu tình trạng khò khè được cải thiện nhanh chóng sau khi mũi bé được làm sạch mũi và thông thoáng đường thở thì mẹ không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm và còn kéo dài, bé sẽ dần mệt mỏi, quấy khóc nhiều, khó ngủ. Kèm theo đó là tình trạng biếng ăn, chán ăn... Không chỉ vậy, trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng tiềm ẩn nhiều bệnh lý viêm nhiễm đường thở rất nguy hiểm, nếu không được kiểm soát sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và diễn biến khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của em bé.
Đặc biệt hơn, việc chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm xẹp phổi, suy hô hấp, trường hợp xấu nhất là có thể bị viêm phổi, tràn dịch màng phổi và nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
Thở khò khè và ho ở trẻ sơ sinh có nhiều nguyên nhân. Việc tự ý điều trị tại nhà sẽ rất nguy hiểm nếu không rõ nguyên nhân. Do đó, việc đưa trẻ đi khám sẽ giúp bạn xác định được chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu thấy trẻ có kèm theo những biểu hiện lạ như nôn trớ, sốt cao, tím tái, khó thở hoặc thở gấp.
Tăng cường sữa mẹ đặc biệt có lợi cho trẻ sơ sinh. Điều này sẽ bổ sung thêm năng lượng để bé không bị mệt mỏi. Đồng thời, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ còn có khả năng tăng cường sức đề kháng của bé. Nhờ vậy cũng cải thiện đáng kể tình trạng ho và thở khò khè ở trẻ sơ sinh.
Sử dụng nước muối sinh lý là giải pháp giúp giảm nhanh tình trạng trẻ thở khò khè. Cha mẹ có thể nhỏ mũi cho bé ngày 2 - 3 lần. Dung dịch nước muối sẽ làm loãng và loại bỏ đờm, dịch nhầy. Điều này giúp đường thở thông thoáng trở lại và ngăn không cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào mũi và cổ họng.
Bên cạnh việc cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục của trẻ bằng cách:
Trên đây là những thông tin tổng hợp về tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng. Hi vọng đã giúp các bậc phụ huynh chủ động phòng tránh và bảo vệ sức khỏe đường hô hấp của con mình một cách toàn diện nhất. Chúc em bé và gia đình đọc giả thật nhiều sức khỏe!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp