Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Co thắt trong cổ họng do đâu? Phương pháp điều trị cho từng trường hợp

Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng co thắt trong cổ họng, khiến cho người bệnh bị sưng tấy, đau, khó nuốt. Hầu hết các trường hợp co thắt cổ họng không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng co thắt trong cổ họng mãi không khỏi hoặc còn kèm theo các triệu chứng khác, cần điều trị ngay. Trong bài viết này bao gồm những nguyên nhân gây co thắt trong cổ họng và phương pháp điều trị. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Co thắt trong cổ họng là tình trạng co thắt cơ đột ngột ở cổ họng, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, vướng víu và thậm chí là ngừng thở tạm thời. Đây là một triệu chứng tiềm ẩn nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về co thắt trong cổ họng, bao gồm nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị hiệu quả.

Chứng ợ nóng gây co thắt trong cổ họng

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn co thắt trong cổ họng là chứng ợ nóng. Đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc và dẫn đến cảm giác nóng rát, khó chịu ở cổ họng, ngực, sau xương ức. Ợ nóng, tưởng chừng như chỉ là hiện tượng khó chịu thoáng qua sau mỗi bữa ăn no, lại tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây co thắt trong cổ họng và phương pháp điều trị 1
Chứng ợ nóng có thể gây co thắt trong cổ họng

Nguyên nhân gây chứng ợ nóng

Sau đây là những nguyên nhân gây nên chứng ợ nóng:

  • Thói quen ăn uống: Ăn quá no, ăn khuya, sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, rượu bia là những yếu tố khiến dạ dày tiết ra nhiều axit, trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng.
  • Tư thế: Nằm ngay sau khi ăn hoặc cúi gập người thường xuyên tạo áp lực lên dạ dày, đẩy axit trào ngược.
  • Thừa cân, béo phì: Lớp mỡ thừa quanh bụng siết chặt dạ dày, tạo điều kiện cho axit "thoát khỏi" và gây ợ nóng.
  • Mang thai: Do thay đổi nội tiết tố, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị ợ nóng.
  • Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm yếu cơ vòng thực quản, khiến axit dễ dàng trào ngược.
  • Căng thẳng, lo âu: Khi căng thẳng, cơ thể sản xuất nhiều axit dạ dày hơn, dẫn đến ợ nóng.
  • Một số bệnh lý: Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thoát vị hiatal, viêm loét dạ dày do vi khuẩn H. pylori hoặc do sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (NSAIDs) cũng là nguyên nhân gây ợ nóng.
Nguyên nhân gây co thắt trong cổ họng và phương pháp điều trị 2
Béo phì có thể tăng nguy cơ gây ợ nóng dẫn đến co thắt trong cổ họng

Biểu hiện của chứng ợ nóng

Dấu hiệu điển hình nhất của ợ nóng là cảm giác nóng rát, khó chịu ở cổ họng, như có lửa đốt. Cảm giác này thường xuất hiện sau bữa ăn, có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, và có thể kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Đau hoặc rát ở ngực, đặc biệt sau khi ăn, khi nằm hoặc khi cúi xuống.
  • Vị chua, đắng hoặc mặn trong miệng do axit dạ dày trào ngược lên cổ họng.
  • Cảm giác vướng víu, nghẹn họng như có thức ăn mắc kẹt.
  • Khàn giọng do axit dạ dày kích ứng thanh quản.
  • Ho khan do phản ứng kích ứng của cổ họng với axit dạ dày.

Điều trị ợ nóng gây co thắt trong cổ họng

Điều trị ợ nóng cần thực hiện dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

  • Thay đổi lối sống: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong điều trị ợ nóng. Việc thay đổi lối sống khoa học sẽ giúp giảm thiểu các yếu tố kích thích gây trào ngược axit dạ dày, từ đó cải thiện đáng kể tình trạng ợ nóng.
  • Chế độ ăn uống: Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giảm áp lực lên dạ dày. Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, rượu bia: Những thực phẩm này kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, làm tăng nguy cơ ợ nóng. Tránh ăn khuya, bạn nên ăn tối ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn. Uống nhiều nước vì nước lọc giúp trung hòa axit dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Thói quen sinh hoạt: Bạn nên duy trì cân nặng hợp lý, việc thừa cân, béo phì tạo áp lực lên dạ dày, đẩy axit trào ngược lên thực quản. Tránh nằm ngay sau khi ăn, nên nằm cao đầu sau khi ăn ít nhất 30 phút để tránh axit dạ dày trào ngược. Bỏ hút thuốc lá vì nicotine trong thuốc lá làm giảm sức mạnh của cơ vòng thực quản, tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược.
  • Giảm căng thẳng, lo âu: Căng thẳng kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, dẫn đến ợ nóng.

Nếu trong trường hợp bạn gặp những triệu chứng khó chịu kéo dài dai dẳng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc phù hợp. Đối với tình trạng xuất hiện cơn co thắt trong cổ họng nên đến các cơ sở y tế hoặc tham khảo các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bằng một số loại thuốc kê đơn để kiểm soát axit dạ dày theo chỉ định của bác sĩ.

Co thắt trong cổ họng do dị ứng

Co thắt trong cổ họng do dị ứng là tình trạng sưng hẹp bất ngờ của đường thở do sự tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Thực phẩm: Sữa, đậu phộng, hải sản, trứng, lúa mì, đậu nành,... là những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng thực phẩm dẫn đến co thắt cổ họng.
  • Thuốc: Penicillin, aspirin, các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và một số loại thuốc khác có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến co thắt cổ họng.
  • Vết cắn côn trùng: Vết cắn của ong, ong bắp cày, kiến lửa và một số côn trùng khác có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng dẫn đến co thắt cổ họng.
  • Môi trường: Phấn hoa, bụi nhà, mốc, lông động vật và một số chất gây dị ứng trong môi trường khác có thể gây ra co thắt cổ họng ở những người nhạy cảm.

Tình trạng này có thể sẽ khiến cổ họng của bạn bị co thắt đột ngột, có kèm theo cảm giác khó nuốt, có thể kéo dài trong vài phút cho đến hàng giờ kể từ khi bị sốc. Một số triệu chứng khác có thể kèm theo như huyết áp thấp, khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, ngứa miệng, cổ họng hoặc mắt, có thể phát ban, da tái nhợt, xanh xao, đau dạ dày, nôn hoặc buồn nôn.

Bệnh nhân bị sốc phản vệ cần được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu nhanh chóng. Bút tiêm tự động epinephrine là một trong những biện pháp điều trị khẩn cấp các phản ứng dị ứng, bao gồm cả sốc phản vệ. Tuy nhiên thuốc có thể hết tác dụng hoặc nhiều khả năng bệnh nhân sẽ tiếp tục gặp các phản ứng tiếp theo, do đó cần được đội ngũ y bác sĩ theo dõi sát tình hình.

Nguyên nhân gây co thắt trong cổ họng và phương pháp điều trị3
Cổ họng của bạn bị co thắt dữ dội do các phản ứng dị ứng

Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người khác đang bị co thắt cổ họng do dị ứng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Bút tiêm epinephrine (adrenaline) là một trong các biện pháp điều trị khẩn cấp các phản ứng dị ứng kể cả sốc phản vệ. Tuy nhiên có thể gặp tình trạng thuốc hết tác dụng hoặc nhiều khả năng bệnh nhân sẽ có những phản ứng khác, chính vì vậy cần sự theo dõi của đội ngũ y bác sĩ.

Viêm amidan có thể gây co thắt trong cổ họng

Một số người chưa cắt amidan có thể sẽ bị viêm do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Viêm amidan sẽ làm cho amidan sưng và đau, từ đó khiến cho cổ họng cảm thấy rất đau kèm theo cảm giác khó nuốt. Bên cạnh đó, một số hạch bạch huyết ở cổ, cổ họng cũng có thể sưng lên. Viêm amidan có thể khiến cho người bệnh bị co thắt trong cổ họng, có thể xuất hiện một số triệu chứng khác kèm theo như: Sốt, khàn giọng, có các mảng trắng hay vàng ở phía sau cổ họng, hôi miệng, đau đầu.

Viêm amidan do nhiễm virus: Nghỉ ngơi là chìa khóa quan trọng để cơ thể phục hồi. Hãy dành thời gian cho bản thân, tránh hoạt động gắng sức và đảm bảo ngủ đủ giấc. Uống nhiều nước ấm để làm dịu cổ họng, giảm đau rát và loãng dịch nhầy. Nước ấm giúp kích thích tiết nước bọt, làm mềm niêm mạc và tạo cảm giác dễ chịu. Ngậm viên ngậm hoặc kẹo ngậm là giải pháp hữu ích để giảm đau họng. Súc miệng bằng nước muối ấm là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc sát khuẩn, giảm viêm và làm sạch cổ họng.

Ibuprofen hoặc acetaminophen là những loại thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn có thể được sử dụng để giảm đau họng và hạ sốt hiệu quả. Nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Viêm amidan do nhiễm trùng vi khuẩn: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây co thắt trong cổ họng và phương pháp điều trị 4
Viêm amidan có thể do nhiễm virus hoặc nhiễm trùng vi khuẩn

Nếu tình trạng viêm amidan xảy ra thường xuyên hay khiến cho người bệnh khó thở, cản trở việc nuốt thức ăn, gây mất ngủ, thì có thể bạn cần phải phẫu thuật để loại bỏ amidan.

Co thắt cổ họng tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hy vọng những thông tin trong bài viết “Nguyên nhân gây co thắt trong cổ họng và phương pháp điều trị” trên đây sẽ hữu ích với bạn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Phạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin