Phế quản đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nó là ống dẫn khí lớn có phân nhánh giúp vận chuyển khí đến và đi khỏi phổi. Dưới sự tác động của các tác nhân như thuốc lá, ô nhiễm không khí, bụi… sẽ dễ khiến phế quản bị sưng viêm, hay còn gọi là viêm phế quản. Vậy bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không? Cách chăm sóc như thế nào để bệnh nhanh khỏi? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không ?
Tình trạng viêm phế quản khiến cho phế quản sẽ sản xuất nhiều chất nhầy hơn bình thường. Lúc này, cơ thể con người sẽ cố gắng loại bỏ chúng ra ngoài bằng phản ứng ho. Ngoài triệu chứng ho có đờm, người bị viêm phế quản còn có một số dấu hiệu khác như đau họng, thở khò khè và nghẹt mũi.
Vậy bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không? Để trả lời cho câu hỏi này thì trước tiên, bạn cần phải hiểu rõ về từng trường hợp bệnh. Cụ thể, bệnh viêm phế quản cấp thường sẽ xuất hiện sau khi cơ thể bị cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp. Lúc này, cơ thể sẽ tự tìm cách tiêu diệt các tác nhân gây bệnh bằng các cơn ho và sẽ tự khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày.
Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không
Đối với những người bị bệnh viêm phế quản mạn tính hay còn gọi là viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), các phản ứng viêm và tổn thương có thể tồn tại lâu hơn và khó chấm dứt hơn. Điều này không chỉ khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn mà còn làm tăng khả năng dẫn đến các biến chứng khác. Nếu bệnh kéo dài có thể khiến phổi bị tổn thương vĩnh viễn và làm suy giảm chức năng phổi.
Một số biến chứng nghiêm trọng có nguy cơ cao xảy ra ở những người bị bệnh viêm phế quản cấp mạn tính như bội nhiễm, viêm phổi (xảy ra ở 5% bệnh nhân viêm phế quản), viêm phế quản mạn tính, ho ra máu, bệnh đường thở phản ứng…
Bệnh viêm phế quản có lây không?
Ngoài việc quan tâm về mức độ nguy hiểm thì vấn đề bệnh viêm phế quản có lây không cũng khiến nhiều người lo lắng. Trên thực tế, điều này còn phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm là gì. Hầu hết các trường hợp bị bệnh viêm phế quản cấp đều do các tác nhân gây nhiễm trùng như vi khuẩn, virus. Lúc này, nguy cơ lây nhiễm của bệnh từ người sang người thông qua quá trình tiếp xúc là khá cao. Thậm chí, thời kỳ lây nhiễm còn bắt đầu trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Hầu hết các trường hợp bị bệnh viêm phế quản cấp do nhiễm trùng đêu có thể lây
Đối với những trường hợp bị viêm phế quản do hệ miễn dịch gặp vấn đề, tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói thuốc lá hoặc hóa chất, độc chất khiến phế quản bị kích thích thì bệnh sẽ không lây truyền. Các nguyên nhân này thường sẽ gây ra bệnh viêm phế quản mạn tính.
Cách chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản hợp lý
Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân và chẩn đoán đúng tình trạng bệnh đang gặp phải thì các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị và người bệnh cần phải tuân thủ theo những chỉ định này. Nếu có người thân bị bệnh viêm phế quản, bạn cũng có thể lập kế hoạch chăm sóc tại nhà để có thể hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi tốt hơn.
Đối với trường hợp bị viêm phế quản do tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus thì bạn cần phải biết cách để phòng ngừa mầm bệnh lây truyền cho những người xung quanh. Đối với trường hợp bị bệnh viêm phế quản cấp, các bác sĩ sẽ khuyến nghị bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại nhà mà không cần phải điều trị nhiều.
Cách chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản hợp lý
Đối với những người bị bệnh viêm phế quản mạn tính thì cần phải sử dụng thuốc để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh và có kế hoạch thay đổi lối sống, tăng cường sức đề kháng. Bạn có thể chăm sóc người bệnh viêm phế quản bằng cách:
- Luôn nhắc nhở người bệnh bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh bị mất nước
- Tạo độ ẩm cho không khí bằng máy tạo độ ẩm.
- Không nên để người bệnh sử dụng những sản phẩm từ sữa bởi nó sẽ khiến đàm đặc hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá hay những tác nhân gây ô nhiễm không khí khác.
- Sử dụng thảo dược hoặc thuốc không kê đơn để làm giảm bớt triệu chứng ho, đau họng, nghẹt mũi…
- Hướng dẫn người bệnh thở bằng miệng bằng phương pháp thở mím môi để làm giảm bớt tình trạng khó thở.
- Khuyến khích người bệnh mạn tính duy trì thói quen tập luyện, hoạt động thể chất phù hợp để tăng cường sức khỏe hệ hô hấp
Gợi ý cho bạn:
- Klacid - Cốm pha hỗn dịch dành cho trẻ em điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm tai giữa cấp, viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm phế quản, viêm phổi,...
- Thuốc kháng sinh Zitromax 200mg/5ml điều trị viêm phế quản, viêm phổi (15ml)
Hy vọng qua những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc cho vấn đề bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không. Đồng thời, biết cách lập kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm phế quản tốt nhất nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)