Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cứng cổ là tình trạng gì? Làm sao để khắc phục cứng cổ?

Ngày 18/05/2024
Kích thước chữ

Hiện tượng cứng cổ xuất hiện vô cùng phổ biến. Nó gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Tình trạng cứng cổ khá phổ biến nên nhiều người thường khá chủ quan. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, cứng cổ có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là người bệnh không thể quay đầu được. Nếu trở thành căn bệnh mạn tính, nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến hộp sọ và dây thần kinh quan trọng của con người. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này nhé!

Cứng cổ là gì?

Cứng cổ được hiểu là tình trạng người bệnh bị đau cổ, không xoay cổ được do bị co cơ hoặc căng cơ. Hiện tượng này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chấn thương trong thể thao, tổn thương do hoạt động thể chất, dẫn đến cơ cổ bị căng thẳng.

Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy cơ bắp bị căng hoặc co thắt. Đồng thời, khoảng phạm vi cử động của cổ cũng bị giảm thiểu một cách đáng kể. Nếu không được điều trị kịp thời, cơn đau sẽ trở nên nặng nề hơn, ngay cả khi bạn giữ cổ ở tư thế nghỉ ngơi.

Nguyên nhân gây ra tình trạng cứng cổ

Để giải đáp lý do vì sao bạn bị cứng cổ, bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân phổ biến sau:

Do căng cơ

Căng cơ cổ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng cơ vùng cổ bị mỏi và co thắt. Trên thực tế, bất cứ hoạt động nào khiến cho cổ ở tư thế không chuẩn thì đều có thể dẫn đến hiện tượng này. Chẳng hạn như: Nghiêng đầu khi đánh đàn, nghe điện thoại, cúi đầu khi làm việc, học tập, ngủ sai tư thế, mang vác vật nặng một bên vai, nhìn màn hình vi tính quá lâu, ngồi lâu ở một tư thế,...

Cứng cổ là tình trạng gì? Làm sao để khắc phục tình trạng cứng cổ? 1
Cứng cổ có thể do bạn bị căng cơ 

Do mắc phải các bệnh lý về cột sống cổ

Cột sống cổ là bộ khung cơ bản, được tạo nên bởi các thành phần là: Xương đốt sống, các khớp, các rễ thần kinh và hệ thống cơ. Do phải chịu đựng sức nặng của toàn bộ trọng lượng cơ thể mà chỉ cần một vài bộ phận của cột sống cổ bị thoái hóa hoặc bị tổn thương mà người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề thần kinh khác như:

  • Hẹp ống sống cổ: Tình trạng này có thể xuất hiện bẩm sinh, hoặc do mắc phải bệnh lý thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, thoái hóa đĩa đệm, gai đôi đốt sống, chấn thương cột sống, u cột sống, viêm cột sống,... Nó gây phình đốt sống cổ và chèn ép vào các rễ thần kinh, thậm chí là tủy sống.
  • Bệnh lý đĩa đệm: Theo thời gian, cơ thể bị lão hóa kéo theo một vài đĩa đệm đốt sống bị thoái hóa theo. Lúc này, các rễ thần kinh bị kích thích gây cứng cổ. Cơn đau có thể lan ra vai, xuống tận cánh tay và bàn tay.
  • Nhiễm trùng: Đau cứng cổ do nhiễm trùng có thể nhận biết bằng một số dấu hiệu đi kèm như: Sốt, đau đầu, buồn nôn, sợ ánh sáng hay tiếng động,... Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến gây cứng cổ có thể kể đến là: Viêm khớp dạng thấp, viêm màng não, bệnh cúm,...
Cứng cổ là tình trạng gì? Làm sao để khắc phục tình trạng cứng cổ? 2
Người bị bệnh về cột sống cổ thường xuyên bị cứng cổ 

Đối tượng nào có nguy cơ cao bị cứng cổ?

Tình trạng đau cứng cổ xảy ra rất phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những đối tượng thuộc danh sách dưới đây sẽ có nguy cơ cao bị cứng cổ hơn là:

  • Người trung niên và cao tuổi;
  • Học sinh, sinh viên, dân văn phòng phải làm việc và học tập ở tư thế cúi đầu trong thời gian dài;
  • Người làm các công việc đặc trưng như: Lái tàu, lái xe;
  • Người bị các chấn thương đột ngột như: Tai nạn xe hơi, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao,...

Làm gì khi bị cứng cổ?

Khi bị cứng cổ ở giai đoạn đầu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà là:

  • Chườm một túi đá để làm tê khu vực bị đau, từ đó làm dịu các cơ bị viêm;
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như: Tylenol, Advil hoặc Aleve;
  • Sau 1 - 2 ngày, bạn chuyển sang chườm nóng hoặc dùng miếng dán nhiệt;
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý;
  • Chú ý các cử động đầu cổ một cách nhẹ nhàng, tránh giật đầu nhanh hoặc vặn cổ gây viêm gân cơ;
  • Thử kéo giãn cơ nhẹ nhàng bằng cách xoay đầu qua lại 2 bên hoặc ngửa cổ lên và cúi xuống vài lần;
  • Xoa bóp vùng cổ bị đau một cách nhẹ nhàng;
  • Đeo vòng cổ mềm hoặc gối cổ trong vài giờ để cơ cổ được thư giãn;
  • Ngủ không nằm gối hoặc sử dụng gối được thiết kế riêng để hỗ trợ cổ;
  • Giữ tư thế đứng thẳng lưng và cổ;
  • Điều chỉnh chiều cao của ghế và nâng hoặc hạ chiều cao của bàn sao cho phù hợp, đầu gối hơi hạ xuống dưới hông;
  • Nghỉ giải lao sau 45 phút làm việc và học tập;
  • Tránh mang vác nặng, hoặc đảm bảo trọng lượng được phân bổ đều giữa hai bên cơ thể.
Cứng cổ là tình trạng gì? Làm sao để khắc phục tình trạng cứng cổ? 3
Massage có thể làm giảm tình trạng cứng cổ 

Các bài tập tăng cường sức mạnh cơ cổ

Để các nhóm cơ cổ được khỏe mạnh hơn, bạn có thể thực hiện các bài tập đơn giản như sau:

Bài tập căng cổ

  • Bước 1: Bạn đứng thẳng, hai tay đặt ngang hông.
  • Bước 2: Giữ cổ và lưng ở tư thế thẳng, rồi từ từ quay đầu sang trái cho đến khi bạn cảm thấy cơ cổ căng nhẹ.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong 10 - 20 giây rồi tiếp tục quay đầu sang phải và thực hiện động tác tương tự.
  • Bước 4: Bạn lặp lại động tác này tương tự từ 3 - 4 lần cho mỗi bên và thực hiện hàng ngày.
Cứng cổ là tình trạng gì? Làm sao để khắc phục tình trạng cứng cổ? 4
Bài tập căng cổ có tác dụng vô cùng hiệu quả 

Tập với tạ

  • Bước 1: Bạn đứng lưng, hai chân mở rộng bằng vai.
  • Bước 2: Giữ cổ thẳng và cằm hơi hướng lên trên.
  • Bước 3: Mỗi tay cầm một quả tạ hoặc một bình nước đầy có khối lượng vừa phải và giữ thăng bằng.
  • Bước 4: Từ từ rụt vai lên gần tai và cảm nhận các cơ ở lưng trên và cổ co lại.
  • Bước 5: Giữ nguyên tư thế trong 1 giây rồi hạ vai xuống kết hợp với thở ra.
  • Bước 6: Lặp lại động tác này từ 8 - 10 lần và duy trì thực hiện khoảng 3 lần/tuần.

Bài tập xoay cổ

  • Bước 1: Bạn ngồi thư giãn ở tư thế thoải mái.
  • Bước 2: Cúi thấp cổ, cố gắng để cổ chạm cằm nhưng cần giữ lưng thẳng.
  • Bước 3: Nghiêng cổ sang trái để gập vào bả vai trái.
  • Bước 4: Giữ tư thế này trong 5 giây rồi nghiêng cổ sang phải để gập vào bả vai phải.
  • Bước 5: Tiếp đó, ngửa cổ ra sau, mắt hướng lên trần nhà.
  • Bước 7: Thực hiện lại mỗi thao tác khoảng 2 lần và dừng lại khi cảm thấy căng cơ cổ.
Cứng cổ là tình trạng gì? Làm sao để khắc phục tình trạng cứng cổ? 5
Bạn có thể cải thiện tình trạng cứng cổ bằng bài tập với tạ 

Trên đây là nguyên nhân, giải pháp, cũng như những bài tập luyện để làm giảm triệu chứng cứng cổ. Hãy luyện tập thường xuyên để đảm bảo vùng cơ cổ, lưng, cột sống được khỏe mạnh nhé! 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin