Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mẹ thuộc lòng cách trị dị ứng bỉm cho trẻ

Ngày 14/04/2018
Kích thước chữ

Dị ứng bỉm ở trẻ cần xử lý thế nào? Dị ứng bỉm ở trẻ có biểu hiện và triệu chứng thế nào? Làm sao để tránh dị ứng bỉm cho trẻ?

Dị ứng bỉm ở trẻ cần xử lý thế nào? Dị ứng bỉm ở trẻ có biểu hiện và triệu chứng thế nào? Làm sao để tránh dị ứng bỉm cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Việc sử dụng bỉm sai cách và kém chất lượng có thể gây dị ứng trên làn da mỏng manh yếu ớt của trẻ. Nhiều trẻ có thể dị ứng với một số thành phần thường có trong bỉm. Các mẹ hãy trang bị ngay kiến thức về dị ứng bỉm ở trẻ và cách xử lý nhé.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng bỉm ở trẻ

Khi trẻ bị dị ứng bỉm sẽ có những dấu hiệu sau:

Mẹ thuộc lòng cách trị dị ứng bỉm cho trẻ 1Trẻ bị dị ứng bỉm sẽ nổi mẩn đỏ và ngứa
  • Ngứa: Dị ứng bỉm sẽ khiến trẻ bị ngứa khó chịu, hay quấy khóc.

  • Nổi mẩn đỏ: Ngứa da và nổi mẩn là hai dấu hiệu đặc trưng của các bệnh dị ứng. Da của trẻ mỏng manh nên sẽ càng dễ nổi mẩn đỏ hơn, nhất là vùng mông, bẹn, bụng, đùi sau đó sẽ phát ra toàn thân.

  • Da bị sưng phù hoặc viêm loét: Tình trạng này nghĩa là trẻ đã bị dị ứng nặng.

  • Trẻ khó đi vệ sinh, sốt cao, đau rát và chán ăn.

Nếu thấy trẻ gặp phải những dấu hiệu dị ứng bỉm trên, các mẹ không nên hoang mang, rất có thể những dấu hiệu này không phải do dị ứng bỉm. Hãy tìm hiểu nguyên nhân là do dị ứng hay các bệnh về da như viêm da, khô da, hăm tả, chốc lở…

Dị ứng bỉm ở trẻ xử lý thế nào?

Sau khi quan sát và xác định chính xác các triệu chứng trên là do dị ứng bỉm thì việc đầu tiên, không tiếp tục đeo bỉm cho trẻ. Việc da trẻ tiếp xúc lâu với tác nhân dị ứng sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Sau đó, các mẹ làm theo các bước hướng dẫn sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da tiếp xúc với bỉm của trẻ, việc làm này sẽ rửa trôi hóa chất gây dị ứng còn bám trên da.

  • Tiếp tục theo dõi tình trạng sau vài giờ, nếu tình trạng mẩn đỏ, ngứa da tự hết thì không cần sử dụng thuốc điều trị. Sau đó, đừng tiếp tục dùng bỉm đó cho trẻ nữa, nếu không chắc chắn loại bỉm nào tốt cho bé thì hãy tham khảo ý kiến bác sỹ và chuyên gia.

  • Nếu trẻ dị ứng không giảm, tình trạng ngứa và nổi mẩn lan ra toàn thân thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc hợp lý. Cơ thể trẻ rất mẫn cảm nên tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị sẽ có thể khiến da trẻ càng tổn thương hơn.

Mẹ thuộc lòng cách trị dị ứng bỉm cho trẻ 2Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và dùng thuốc dị ứng tốt nhất

Các mẹ cần nhớ một số lưu ý sau

  • Nên chọn mua bỉm cho trẻ ở địa chỉ uy tín, chất lượng tốt và nguồn gốc rõ ràng. Bỉm giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng kém dễ gây dị ứng da và nhiều nguy hại đến sức khỏe khác.

  • Tuyệt đối không sử dụng lại bỉm cũ cho trẻ vì sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và gây tổn thương da cùng bộ phận sinh dục.

  • Thoa bột hoặc kem chống hăm cho trẻ sau khi thay bỉm.
  • Thay bỉm thường xuyên ít nhất là 8 giờ đồng hồ một lần.
Mẹ thuộc lòng cách trị dị ứng bỉm cho trẻ 3Hãy thay bỉm cho trẻ thường xuyên

Dị ứng bỉm ở trẻ không quá nguy hiểm nhưng nếu các mẹ không biết cách xử lý thì sẽ gây nguy hiểm và tổn thương đến làn da, sức khỏe của trẻ bây giờ và sau này. Hãy cẩn thận với bất cứ vật dụng nào dùng cho trẻ.

Nguyễn Hồng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:dị ứng