Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rất nhiều người đã từng trải qua cảm giác khó chịu và đau đớn do bị rát lưỡi. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều mẹo đơn giản, dễ thực hiện tại nhà để giúp giảm đau và chữa tình trạng rát lưỡi hiệu quả.
Bài viết này sẽ chia sẻ với các mẹo đơn giản để giúp giảm đau và chữa rát lưỡi tại nhà một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu và áp dụng những mẹo này để cải thiện tình trạng rát lưỡi của bạn nhé!
Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là những người hay ăn đồ nóng, uống bia rượu, hoặc thường xuyên tiêu thụ đồ uống chứa cồn, thường gặp phải tình trạng rát lưỡi. Vấn đề này gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
Các triệu chứng của rát lưỡi không chỉ là lưỡi bỏng rát mà còn có thể bao gồm lưỡi sưng đỏ, nứt nẻ gây đau, mùi hôi miệng, niêm mạc khô và nóng rát, nhạy cảm với thực phẩm có khả năng gây kích thích, cảm giác đau rát khi ăn uống. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy ngứa râm ran, châm chích bất thường trong khoang miệng và lưỡi. Việc bị rát lưỡi có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khô miệng và rát lưỡi. Triệu chứng này có thể xuất hiện khi bạn tiếp xúc với các thực phẩm gây kích thích, bị tác động vật lý, hoặc ảnh hưởng từ các chứng bệnh liên quan.
Các yếu tố từ bên ngoài có thể gây ra triệu chứng đau rát lưỡi và tổn thương bề mặt lưỡi, gây khó khăn trong việc ăn uống như:
Các nguyên nhân này không phải là bệnh lý và có thể được khắc phục trong thời gian ngắn nếu chủ động điều chỉnh, chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không nhận biết và cân bằng lại các thói quen không lành mạnh, triệu chứng có thể trở nên nặng nề hơn.
Nếu không được điều trị, những triệu chứng đau rát và khó chịu do bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những vấn đề thường dẫn đến tình trạng rát lưỡi:
Một cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để giảm triệu chứng rát lưỡi là sử dụng đá lạnh hoặc nước lạnh. Bạn có thể ngậm trực tiếp lên vùng lưỡi bị rát từ 1 đến 2 viên đá lạnh hoặc nước lạnh để tê liệt vùng lưỡi và giảm đau.
Phương pháp này đặc biệt hữu ích nếu rát lưỡi do ăn thức ăn quá nóng hoặc bị loét miệng do nhiệt. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, tùy thuộc vào mức độ đau rát.
Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm cùng với khả năng làm dịu tự nhiên đau đớn. Khi bị đau rát lưỡi, bạn có thể ngậm 1 thìa mật ong lên vị trí bỏng khoảng 10 - 15 phút để giảm đau.
Lưu ý: Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì nó có chứa bào tử vi khuẩn, gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh do sức đề kháng và khả năng đào thải độc tố của trẻ yếu hơn.
Nha đam có tính kháng khuẩn mạnh và làm dịu cảm giác rát lưỡi. Để sử dụng, bạn chỉ cần rửa sạch nhánh nha đam, tách phần thịt áp vào vùng lưỡi bị tổn thương và giữ khoảng 15 - 20 phút. Sau đó, súc miệng với nước mát nhẹ nhàng để cảm nhận hiệu quả làm dịu nha đam.
Khi bị rát lưỡi, bạn có thể ăn một hũ sữa chua để giảm cơn đau. Sữa chua có tính kháng viêm, kháng khuẩn và giúp làm dịu cơn đau ngay lập tức. Để đạt hiệu quả tốt hơn, bạn nên ăn nhiều lần trong ngày. Nếu không có sữa chua, bạn có thể thay thế bằng sữa lạnh.
Baking soda có tính kiềm giúp cân bằng độ pH trong miệng, kháng viêm và giảm đau cực kì hiệu quả. Bạn có thể hòa baking soda vào cốc nước và súc miệng hằng ngày khi bị rát lưỡi, hoặc có thể hòa vào một ít nước để tạo dung dịch đặc sau đó thoa lên vùng lưỡi bị tổn thương.
Nếu tình trạng đau rát lưỡi trở nên quá đau đớn đến mức các biện pháp khắc phục tại nhà không còn hiệu quả, cụ thể như:
Điều quan trọng là phải đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp với tình trạng bỏng lưỡi của mỗi người, tùy thuộc vào mức độ viêm, tổn thương ở khoang miệng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bạn có thể được khám và được kê đơn thuốc uống hoặc thuốc bôi để kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn nguy cơ vi khuẩn lây lan sang các vị trí khác. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc Tây một cách vô độ và phải tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định.
Đối với những trường hợp bệnh nặng hơn, tùy từng mức độ và dạng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp can thiệp chuyên sâu hơn nhằm phòng tránh rủi ro và các biến chứng gây hại sức khỏe. Bệnh nhân cũng cần chăm sóc, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.
Để giúp bảo vệ niêm mạc miệng, phòng tránh đau rát lưỡi và đồng thời cũng giúp hỗ trợ điều trị tình trạng này cần lưu ý:
Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về tình trạng rát lưỡi và mẹo khắc phục. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng này, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay khi thấy triệu chứng không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn để được tư vấn hỗ trợ.
Ánh Tuyết
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.