Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Sức khỏe gia đình

Mẹo dùng cây hương thảo đuổi muỗi trong nhà

Ngày 06/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Một số cách đuổi muỗi trong nhà từ thiên nhiên luôn được ưu tiên hơn nhờ hiệu quả và an toàn cho sức khỏe các thành viên trong gia đình. Trong đó, mẹo dùng cây hương thảo đuổi muỗi trong nhà đường nhiều người áp dụng hiệu quả không ngờ.

Muỗi thực sự có thể làm phiền và tạo ra nhiều bất tiện khi chúng xuất hiện trong nhà. Muỗi cũng là động vật truyền nhiễm, muỗi cắn không chỉ gây ngứa và sưng đỏ mà còn có thể truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm như sốt rét, dengue và viêm não St. Louis. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thêm thông tin về mẹo dùng cây hương thảo đuổi muỗi trong nhà hiệu quả và an toàn cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Cách bệnh truyền nhiễm do muỗi cắn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 750.000 người trên toàn cầu mất mạng vì các bệnh do muỗi gây ra, trong đó có đa số là trẻ em. Dưới đây là một số bệnh thường do muỗi truyền nhiễm.

Sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết do muỗi Aedes Aegypti, hay còn gọi là muỗi vằn, truyền sang con người.

Triệu chứng thông thường của bệnh bao gồm đau bụng, buồn nôn, sốt cao liên tục, đau cơ, nhức hai hố mắt, và sưng đỏ ở lỗ chân lông... Các dấu hiệu này thường xuất hiện rõ rệt sau 07 - 10 ngày sau khi bị muỗi châm.

Sốt rét

Sốt rét cũng là bệnh truyền nhiễm qua vết chích của muỗi. Khi nhiễm vi-rút sốt rét, người bệnh thường có các triệu chứng như lạnh, mồ hôi nhiều, và mệt mỏi...

Virus Zika

Virus Zika là một loại virus nguy hiểm chủ yếu lây truyền qua muỗi Aedes aegypti mang theo virus này.

Người nhiễm virus thường có các triệu chứng như sốt, viêm kết mạc, đau đầu, đau cơ và khớp, phát ban, và trong những trường hợp nặng có thể gây tử vong. Đây cũng là nguyên nhân của hàng nghìn trẻ sơ sinh bị di tat đầu nhỏ.

Sốt vàng da

Sốt vàng da là một loại sốt xuất huyết không có biện pháp điều trị cụ thể. Sau thời gian bệnh nặng, hầu hết bệnh nhân hồi phục, nhưng khoảng 15% gặp biến chứng độc hại, gây chảy máu trong cơ thể và rối loạn các cơ quan nội tạng. Khoảng một nửa số người bị biến chứng này tử vong.

Bệnh sốt Rift Valley

Bệnh sốt Rift Valley ban đầu ảnh hưởng đến động vật, nhưng muỗi cũng có thể truyền nhiễm bệnh này cho con người.

Một số người không có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, những người bị triệu chứng thì thường cảm giác giống như cảm cúm, sau đó có thể gặp cứng cổ và không chịu nổi ánh sáng. Một số ít có thể phát triển tổn thương mắt hoặc bị bệnh não, dẫn đến sốt xuất huyết hoặc tử vong.

Viêm não Murray Valley

Đây là một căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra. Mặc dù hiếm, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây tổn thương đến mô não với triệu chứng như đau đầu, cứng cổ, co giật, và buồn ngủ.

Sốt Chikungunya

Sốt Chikungunya là bệnh do virus Chikungunya lây nhiễm qua muỗi làm trung gian. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau khớp, đau đầu, buồn nôn, đau lưng và phát ban da.

Dirofilaria immitis

Dirofilaria immitis là một trong những căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng con người, do giun tròn và muỗi gây ra. Vết cắn của muỗi chứa ấu trùng của giun tròn này là nguyên nhân chính của việc lây lan căn bệnh này.

Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm đến não do muỗi gây nhiễm.

Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản gây tử vong cho khoảng 10.000 người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Các triệu chứng nặng bao gồm:

  • Sốt, đau đầu.
  • Rối loạn ngôn ngữ, khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, liệt màn hầu, liệt chi.
  • Nôn mửa, tiêu chảy, cứng cổ.
  • Rối loạn tri giác như mất khả năng tỉnh táo, lờ đờ, hôn mê; co giật.
  • Dấu hiệu thần kinh như cổ cứng, tăng sức căng cơ; suy hô hấp.

Viêm não Nhật Bản gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy kiệt, loét, suy hô hấp... dẫn đến tử vong.

Tìm hiểu về cây hương thảo

Cây hương thảo là một loại cây thảo mọc thành bụi, được biết đến như một loại gia vị trong ẩm thực phương Tây. Hương thảo có tên khoa học là "rosemary" và có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền như dương chổi hay mê điệt. Tên gọi của cây này có ý nghĩa là "sương của biển," xuất phát từ việc nó thường mọc ở bờ biển Địa Trung Hải.

meo-dung-cay-huong-thao-duoi-muoi-trong-nha 1.jpg
Hương thảo có tên khoa học là "rosemary"

Cây hương thảo có thân nhỏ, cao khoảng 1 - 2m, mọc thành bụi. Lá của cây hương thảo dày và hẹp, có màu xanh thẫm và phát ra một hương thơm đặc trưng. Mặc dù có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, nhưng hiện nay loại cây này được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những khu vực có khí hậu khô ráo và mát mẻ. Ở Việt Nam, cây hương thảo thường được trồng nhiều ở miền Trung và miền Nam. Mặc dù có thể trồng ở miền Bắc, nhưng do thời tiết lạnh vào mùa Đông, cây hương thảo có thể không phát triển mạnh.

Cây hương thảo có thể được trồng từ hạt hoặc giống cây. Có hai cách để thu hoạch cây hương thảo: Một là cắt ngọn và sấy khô để lấy lá, thích hợp cho quy mô sản xuất lớn; hai là cắt tỉa những ngọn cây nhỏ và thu hoạch lá cho quy mô nhỏ hơn.

Hương thảo không chỉ được sử dụng như một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn mà còn có giá trị trong y học dân gian và công nghiệp mỹ phẩm. Hương thảo được đánh giá cao với các tính chất chống vi khuẩn, chống viêm và có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.

Cây hương thảo có tác dụng gì?

Trong cây hương thảo chứa nhiều tinh dầu và tanin, cùng với đó nó cũng là nguồn cung cấp vitamin B6, canxi và sắt. Cây hương thảo có nhiều tác dụng đặc biệt mà bạn có thể chưa biết:

Gia vị, hương liệu

Mùi hương nhẹ của lá cây hương thảo có tác dụng giảm căng thẳng, stress, giúp cân bằng tâm trạng và thanh lọc tâm trí. Tinh dầu từ lá cây hương thảo thường được sử dụng trong liệu pháp điều trị về tâm lý để kích thích và giải tỏa cho người bệnh. Lá cây hương thảo còn là một loại gia vị không thể thiếu khi nấu các món Âu, đặc biệt trong món nướng và hầm, giúp khử mùi hôi tanh cho thực phẩm. Nếu tay có mùi hương khó chịu từ các loại thực phẩm, bạn có thể sử dụng lá cây hương thảo để loại bỏ mùi trên đôi tay.

meo-dung-cay-huong-thao-duoi-muoi-trong-nha 2.jpg
Cây hương thảo có tác dụng giảm căng thẳng, stress

Phòng bệnh ung thư

Cây hương thảo được biết đến với khả năng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể hỗ trợ trong việc điều trị ung thư da và ức chế tế bào ung thư phổi, có tác dụng như một chất oxy hóa bảo vệ tế bào khỏe mạnh của cơ thể.

Ngăn rụng tóc

Tinh dầu từ cây hương thảo được chứng minh qua các thử nghiệm khoa học giúp hỗ trợ phục hồi và ngăn rụng tóc. Sử dụng tinh dầu này an toàn, đơn giản và hiệu quả hơn một số phương pháp điều trị rụng tóc hiện nay.

Phòng bệnh và điều trị Alzheimer

Lá cây hương thảo cũng có tác dụng trong việc điều trị và phòng ngừa Alzheimer, giúp cải thiện chức năng nhận thức ở người cao tuổi.

Điều trị rối loạn lipid máu

Cây hương thảo có thể hỗ trợ trong điều trị rối loạn lipid máu bởi dịch của cây có tác dụng giảm tích tụ chất béo, hạn chế tăng cân khi thử nghiệm ở động vật.

Cây cảnh, đuổi muỗi

Ngoài việc là một loại cây cảnh, cây hương thảo còn giúp xua đuổi muỗi và côn trùng ra khỏi nhà.

Mẹo dùng cây hương thảo đuổi muỗi trong nhà

Hương thảo không chỉ có công dụng đuổi muỗi mà còn hiệu quả trong đuổi một số loại côn trùng gây hại. Mùi thơm dễ chịu từ cây và tinh dầu của nó tự nhiên đuổi muỗi mà không cần phải sử dụng các loại thuốc diệt muỗi chứa hóa chất gây khó chịu. Nếu không có điều kiện để trồng cây, có thể sử dụng tinh dầu hương thảo để xông.

meo-dung-cay-huong-thao-duoi-muoi-trong-nha 3.jpg
Mùi thơm từ cây hương thảo tự nhiên đuổi muỗi

Cây hương thảo cũng là một loại gia vị được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn. Hương thảo không chỉ tạo ra mùi thơm đặc trưng mà còn làm cho món tráng miệng thêm phần hấp dẫn. Người dân ở vùng Địa Trung Hải tin rằng việc sử dụng hương thảo thường xuyên trong ẩm thực có thể bảo vệ hệ miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa tế bào nhờ khả năng chống viêm và chống oxy hóa.

Vì vậy, cây hương thảo rất thích hợp để trồng trong phòng bếp hoặc ngoài sân vườn, thậm chí cả dọc theo hàng rào. Đặt cây hương thảo ở vị trí tiếp xúc với hướng gió, tại bệ cửa sổ, gần khu vực có nước như hồ cá hoặc ở những nơi ẩm ướt, là nơi mà côn trùng thường xuất hiện.

Ngoài ra, hương thảo cũng là lựa chọn tốt cho việc trang trí phòng khách vì nó dễ chăm sóc và có thể tạo điểm nhấn đẹp mắt. Một chậu hương thảo tỏa ra mùi thơm đặc trưng sẽ tạo không gian mới lạ và mang đến cảm giác ấm cúng cho phòng khách.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.