Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Môi khô nứt nẻ quanh năm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 27/08/2022
Kích thước chữ

Môi khô nứt nẻ quanh năm là bệnh gì mà khiến nhiều người “khóc thét”. Liệu có cách nào điều trị chứng bệnh này không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tình trạng môi nứt nẻ, chảy máu môi vốn thường gặp ở nhiều người. Bệnh thường gia tăng vào thời điểm trời trở lạnh và hanh khô. Nhưng có người bị quanh năm. Vậy môi khô nứt nẻ quanh năm là bệnh gì và có cách nào để điều trị hay không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn đón đọc.

Tìm hiểu về tình trạng môi khô nứt nẻ quanh năm

Môi khô nứt nẻ quanh năm là tình trạng đôi môi bị nứt nẻ, bong tróc lớp vảy và kèm theo đó là chảy máu môi. Vào mùa đông khi thời tiết hanh khô tình trạng nứt nẻ môi càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên trên thực tế có những người bị quanh năm chứ không riêng mùa đông.

Bị nứt nẻ môi khiến hoạt động giao tiếp bị hạn chế. Đặc biệt là khả năng ăn uống của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, gây ra cảm giác khó chịu. Đây là tình trạng không ai mong muốn gặp phải, nhưng không phải là không có cách khắc phục. Điều quan trọng là bạn phải xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng môi khô nứt nẻ. 

Môi khô nứt nẻ quanh năm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị 1

Bị nứt nẻ môi khiến hoạt động giao tiếp bị hạn chế

Nguyên nhân gây môi khô nứt nẻ quanh năm

Khác với những người bị khô môi trong mùa lạnh hanh khô do nhiệt độ thay đổi. Những bệnh nhân mắc khô môi nứt nẻ suốt cả năm là do các nguyên nhân sau đây: 

  • Không giống như những vùng da khác, ở môi không có tuyến dầu. Vì vậy mà chúng rất dễ bị khô và nứt. Ngoài ra khi thời tiết hanh khô cộng thêm thiếu hụt chất dinh dưỡng làm tăng nguy cơ nứt nẻ cho môi. Một nguyên nhân khác chính là do phơi nắng quá nhiều. 
  • Thói quen liếm môi cũng là một trong những tác nhân gây khô môi nứt nẻ. Nước bọt sẽ khiến lượng chất ẩm hiếm hoi trên môi mất đi khiến môi khô càng khô. 
  • Do di truyền: Một số người sinh ra đã mắc môi khô nứt nẻ quanh năm. 
  • Quá trình sử dụng thuốc như: Eetinoid, vitamin A hay lithium cũng có thể là tác nhân gây khô môi. 
  • Những người lười uống nước hoặc có chế độ dinh dưỡng mất cân bằng dẫn đến suy dinh dưỡng là đối tượng có nguy cơ cao bị khô môi nứt nẻ. 

Môi khô nứt nẻ quanh năm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị 2

Thường xuyên liếm môi là nguyên nhân gây ra tình trạng môi khô và nứt nẻ 

7 cách điều trị khô môi nứt nẻ quanh năm tại nhà

Hiện nay rất nhiều bạn dùng son dưỡng để trị môi khô nứt nẻ, Tuy nhiên đây chưa phải cách làm tối ưu nhất. Để giảm bớt tình trạng nứt nẻ của môi thì bạn có thể thử áp dụng các cách sau đây. Sau 2 - 3 tuần kiên trì nhất định bạn sẽ thấy sự khác biệt và không lo tái phát. 

  • Dầu dừa: Chứa nhiều axit béo giúp bổ sung nước cho đôi môi, làm mềm môi và ngăn viêm nhiễm. Hãy đun cách thuỷ dầu dừa trên bếp khoảng 2 phút rồi để nguội thoa lên môi khoảng 10 phút. Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày sẽ giúp môi mềm mịn và căng bóng
  • Mật ong: Chứa chất kháng khuẩn và có tác dụng chữa lành tự nhiên. Ngoài ra mật ong còn giúp dưỡng ẩm da rất hiệu quả. 
  • Dưa leo: Giúp tiếp nước cho môi, nuôi dưỡng và làm mềm môi. Cách làm đơn giản chỉ cần thái mỏng dưa chuột thành lát rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Sau đó lấy ra đem chà lên môi khoảng 2 phút. Ngoài ra bạn có thể dùng đắp lên môi như mặt nạ môi rồi rửa sạch sau 10 phút. 
  • Nha đam: Có tính kết dính tự nhiên hỗ trợ kết nối các tế bào da bong tróc và đem lại đôi môi mềm mịn. Bên cạnh đó nha đam còn giúp làm mát và bảo vệ các vùng da xung quanh. Nha đam còn tẩy tế bào chết rất sạch và hoàn toàn không gây kích ứng. 
  • Trà xanh: Chứa polyphenol với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ môi khỏi tia bức xạ. Hãy áp bã túi trà xanh lên môi loại bỏ cảm giác bỏng rát ở khóe môi.
  • Bơ ca cao: Chứa những axit béo thiết yếu giúp nuôi dưỡng và tiếp nước cho môi. Hãy thoa bơ lên môi rồi để qua đêm và rửa sạch. 
  • Đường: Giúp loại bỏ tế bào chết trên môi, loại bỏ lớp da bong tróc và giúp môi mềm mại và linh hoạt hơn. Hãy hòa 1 thìa cà phê đường với dầu ô liu và mật ong. Dùng tay lấy hỗn hợp đem chà nhẹ lên môi theo chuyển động tròn. Cuối cùng rửa lại với nước ấm. 
  • Tinh dầu vani: Đóng vai trò tạo chút hương vị cho hỗn hợp. Hãy hòa 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê baking soda. Tiếp theo cho 2 thìa cà phê dầu ô liu hoặc dầu jojoba cùng 1/4 thìa cà phê tinh dầu vani. Tiến hành hỗn hợp này lên môi, chà nhẹ trong 1 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. 

Môi khô nứt nẻ quanh năm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị 3

Trà xanh là một trong những sản phẩm có khả năng giảm tình trạng khô môi nứt nẻ 

Một số cảnh báo sức khoẻ khi bị khô môi nứt nẻ quanh năm

Thông thường nhiều người thắc mắc bệnh môi khô nứt nẻ quanh năm là bệnh gì, có nguy hiểm không? Các chuyên gia cho rằng đây là bệnh da liễu không hiếm gặp và không có gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên nếu bạn thấy ảnh hưởng đến cuộc sống thì có thể thử áp dụng các cách làm mà phần trước bài viết đã chia sẻ để cải thiện tình hình. Ngoài ra trong hai trường hợp sau đây người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám để được điều trị sớm tích cực: 

Khô môi dẫn đến viêm môi, nhiễm trùng

Khi thấy môi cực kỳ khô và vùng khoé miệng tấy đỏ, nứt rát mà dùng kem dưỡng bôi lên cùng như đã uống nhiều nước không đỡ bạn nên đến gặp bác sĩ. Nấm có thể là tác nhân gây nên khô môi, rát môi nhưng dùng thuốc trị nấm sẽ hết. 

Nguyên nhân viêm môi còn có thể là do bệnh viêm ruột (Crohn) gây nên. Hành động tiết nước bọt quá nhiều và bị chấn thương răng miệng cũng khiến môi khô. Khi vi khuẩn xâm nhập và rãnh nút gây tình trạng viêm nhiễm. Trường hợp này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ ngậm núm ti giả và những người thực hiện niềng răng.

Môi khô nứt nẻ quanh năm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị 4

Môi khô có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh viêm môi 

Môi khô nứt nẻ vì cơ thể mất nước

Đi kèm với biểu hiện nứt nẻ, khô môi người bệnh còn bị táo bón, tiểu són, đau đầu hay khô miệng. Nếu nặng dẫn đến mất nước có thể sốt, thở gấp, tụt huyết áp hoặc tim đập nhanh,… Ngoài ra còn có thể bị yếu cơ, sâu răng, bụng trướng hay xương giòn,… Vì vậy bạn nên chú ý bổ sung vitamin và đi khám khi thấy tình trạng khô môi nứt nẻ kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Như vậy bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi môi khô nứt nẻ quanh năm là bệnh gì? Hy vọng bạn đã kịp thời ghi nhớ các kiến thức quan trọng để biết cách chăm sóc đôi môi giúp môi luôn căng bóng và tươi tắn. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác về chăm sóc sức khoẻ nhé! 

Nguyễn Khuyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin