Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh quai bị ở trẻ em có khả năng lây lan cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh còn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, việc nắm vững một số cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em điển hình rất quan trọng và cần thiết.
Bệnh quai bị còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai, gây ra bởi virus quai bị (Mump virus). Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em không đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về sau, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.
Bệnh quai bị ở trẻ em hình thành do virus quai bị (Mump virus - thuộc nhóm Paramyxoviridae) gây nên. Virus quai bị có thể tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài cơ thể:
Theo thống kê, trẻ em dưới 2 tuổi thường ít mắc bệnh quai bị, độ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 10 - 19 tuổi, và tỷ lệ mắc quai bị ở nam giới thì cao hơn nữ giới.
Bệnh quai bị làm sưng đau tuyến nước bọt ở mang tai, chính xác hơn là vùng nằm giữa tai và hàm. Các dấu hiệu trẻ mắc bệnh quai bị thường xuất hiện sau thời gian ủ bệnh khoảng 2 - 3 tuần. Những triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em thường khá giống với bệnh cảm cúm thông thường:
Quai bị là bệnh viêm, truyền nhiễm khá lành tính, triệu chứng bệnh không nhiều và thường khỏi sau khoảng 10 ngày khởi phát bệnh. Phần lớn các trường hợp trẻ em mắc bệnh quai bị đều có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, khoảng 1/3 bệnh nhi mắc quai bị chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ, thậm chí là không xuất hiện triệu chứng.
Bệnh quai bị là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thường lành tính và tương đối ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh quai bị có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, gây viêm nhiễm những bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là hệ sinh sản.
Bệnh quai bị ở trẻ nam có thể gây ra viêm tinh hoàn. Hầu hết bệnh nhân gặp phải biến chứng này là thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì, tỷ lệ mắc chiếm tới 20 - 35%. Biến chứng này thường xảy ra sau đợt bị viêm tuyến mang tai khoảng 7 - 10 ngày, số ít trường hợp có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời giai đoạn này.
Viêm tinh hoàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nhưng khoảng 50% trường hợp sau biến chứng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn. Quá trình teo tinh hoàn thường diễn tiến trong vòng 1 - 6 tháng sau đợt viêm cấp tính. Quá trình sinh tinh sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. Teo cả hai bên tinh hoàn (chiếm tới khoảng 15% trường hợp) sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.
Biến chứng viêm buồng trứng ở nữ khi mắc quai bị thường hiếm gặp hơn (khoảng 7%) và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đối tượng mắc phải thường là nữ giới qua tuổi dậy thì, với các biểu hiện đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo, sốt cao trở lại khi gần khỏi quai bị.
Virus quai bị sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể tấn công hệ thần kinh trung ương, gia tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não. Các biến chứng này thường gặp ở người lớn hơn nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em.
Nếu mắc bệnh quai bị khi còn nhỏ, trẻ có thể bị điếc do virus quai bị gây tổn thương đến tai. Biến chứng điếc do quai bị rất khó hồi phục, thường là mất thính giác một bên tai, hiếm gặp cả hai tai. Tỷ lệ gặp biến chứng này là 1/200.000 trường hợp trẻ mắc bệnh.
Trẻ bị quai bị ở trường hợp nặng có thể gặp phải những biến chứng như viêm cơ tim, viêm tụy, nhồi máu phổi, tổn thương gan,… Tuy nhiên, những biến chứng này không thường gặp.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm ở trên, việc áp dụng đúng cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em là vô cùng cần thiết. Đầu tiên, khi trẻ em có những dấu hiệu mắc bệnh quai bị, dù là nhẹ thì cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám ngay tại các phòng khám hoặc trung tâm y tế để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
Hiện nay, bệnh quai bị ở trẻ em vẫn chưa có thuốc đặc trị hay phương pháp điều trị đặc hiệu, vì vậy cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em chủ yếu là điều trị triệu chứng, giúp trẻ giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Trong hầu hết các trường hợp bệnh, trẻ sẽ khỏi bệnh sau 2 tuần.
Cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị theo một số lưu ý sau:
Cùng với việc hiểu biết cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em thì việc phòng bệnh cũng quan trọng không kém.
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em là tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị cho trẻ sớm nhất có thể. Vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị - rubella nên được tiêm khi trẻ đủ 1 tuổi, và tiêm mũi 2 khi trẻ được 4-6 tuổi.
Mỗi người chỉ mắc quai bị một lần trong đời. Sau khi trẻ bị nhiễm quai bị, cơ thể sẽ tồn tại kháng thể mang đến khả năng miễn dịch suốt đời. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, giữ gìn vệ sinh cơ thể, dọn dẹp môi trường xung quanh để giảm tỷ lệ mắc bệnh quai bị ở trẻ em.
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em. Cha mẹ nên nắm rõ những phương pháp này để giúp bé yêu trị bệnh hiệu quả và không gặp phải những biến chứng không đáng có.