Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng của táo bón gây ra cho trẻ. Từ đó, ba mẹ nên tìm cách chữa trị cho trẻ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Táo bón ở trẻ em là gì?
Táo bón ở trẻ em là tình trạng trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện. Táo bón thể hiện quá tần suất trẻ đi vệ sinh và ở độ cứng của phân. Khi trẻ bị táo bón, trẻ sẽ bị đau khi đi đại tiện. Trẻ có thể sẽ bị đau bụng, đầy hơi, phân khô, vụn hoặc có hình dạng viên nhỏ.
Táo bón hiện nay khá phổ biến ở trẻ em, thường xuất phát từ những nguyên nhân như do cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất xơ như rau, trái cây hay ngũ cốc,... do sự thay đổi trong thói quen ăn uống, trẻ nhịn tiểu, không uống đủ nước trong ngày hay do tác dụng phụ của thuốc.
Táo bón ở trẻ em là tình trạng trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện
Hậu quả của táo bón ở trẻ em
Trẻ em bị mắc táo bón trong một thời gian dài nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ, do đó, ba mẹ không nên chủ quan mà cần thăm khám, điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng xấu xảy ra.
Nguy cơ trĩ cao ở trẻ bị táo bón
Đi đại tiện sẽ gặp nhiều khó khăn đối với trẻ bị táo bón kéo dài, để đẩy phân ra ngoài trẻ phải rặn nhiều hơn nên khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng giãn ra, đôi khi còn dính máu ở phân. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho các tĩnh mạch bị sưng và tạo thành các búi trĩ.
Các búi trĩ sẽ xuất hiện ở bên ngoài hoặc bên trong hậu môn, bên trong trực tràng của trẻ. Khi đi đại tiện, trẻ sẽ bị đau, ngứa và đôi khi còn chảy máu. Vùng hậu môn trực tràng có độ ẩm cao nên rất dễ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm, do đó, cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Đối với trẻ bị trĩ ở mức độ nhẹ thì có thể sử dụng thuốc và kết hợp với biện pháp chăm sóc đúng cách thì tình trạng này sẽ được cải thiện. Việc ngăn ngừa táo bón sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị bệnh trĩ.
Trẻ bị táo bón có nguy cơ bị bệnh trĩ
Dễ gây nứt hậu môn
Tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài phân cứng kết hợp với việc cố rặn mạnh để tống phân ra ngoài dẫn đến hậu quả xuất hiện các vết rách trên mô lót hậu môn. Trẻ em có niêm mạc da rất mỏng, dễ bị tổn thương nên khi bị táo bón sẽ dễ gây ra tình trạng nứt hậu môn. Nứt hậu môn sẽ khiến trẻ đau đớn khi đi đại tiện, hình thành tâm lý không dám đi ngoài và tình trạng táo bón ngày càng nặng hơn.
Khi đi vệ sinh thấy xuất hiện máu trong giấy vệ sinh hay trong phân, cần kiểm tra ngay, vết nứt hậu môn có thể quan sát bằng mắt thường. Để phòng ngừa nứt hậu môn ở trẻ em, ba mẹ cần điều trị ngay chứng táo bón của trẻ.
Gây ra tình trạng ứ phân ở trẻ em
Một hậu quả cần phải kể đến do bị táo bón ở trẻ em là tình trạng ứ phân. Tình trạng này xảy ra khi phân không được đẩy ra ngoài và dồn trong ruột, dính vào nhau gây tắc nghẽn, khó đẩy ra ngoài. Tích tụ phân sẽ gây trẻ bị đau đơn ở phần ruột, hậu môn gây nôn mửa, nhiễm trùng. Ba mẹ có thể nhận biết tình trạng này thông qua các triệu chứng như đau bụng, chuột rút sau khi ăn, đau đầu, buồn nôn, chướng bụng,...
Một hậu quả cần phải kể đến do bị táo bón ở trẻ em là tình trạng ứ phân
Sa trực tràng
Trực tràng nằm ở phần cuối cùng ruột già, nơi chứa phân để đẩy ra ngoài hậu môn. Trẻ bị táo bón sẽ phải dùng lực mạnh để đẩy phân ra ngoài, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị sa xuống, nguy hiểm nhất là trực tràng sa ra ngoài cơ thể. Sa trực tràng gây phình lớn vùng hậu môn, khiến trẻ bị ngứa xung quanh hậu môn, đi ngoài ra máu. Sa trực tràng còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn bệnh trĩ.
Đại tiện ra máu
Trẻ bị táo bón khiến phân bị khô, phân có hình dạng gồ ghề. Khi đi đại tiện, trẻ bị chảy máu vì phần cọ xát lên niêm mạc của ống hậu môn trực tràng gây xước và chảy máu. Mức độ chảy máu sẽ phụ thuộc vào độ rắn và sắc của phân, độ vững của niêm mạc và khoảng thời gian tiếp xúc của phân với niêm mạc.
Đại tiện ra máu có thể thấy máu ở giấy vệ sinh hoặc máu theo phân, nghiêm trọng hơn là máu nhỏ thành từng giọt hoặc bắn thành tia.
Tắc ruột ở trẻ em
Tình trạng phân bị ứ đọng có thể gây ra tắc ruột ở trẻ em. Triệu chứng của tắc ruột là trẻ bị đau bụng liên tục, sờ được khối rắn ở góc đại tràng trái của trẻ. Khi trẻ bị tắc ruột do táo bón lâu ngày, ba mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Để ngăn ngừa táo bón, ba mẹ nên bổ sung cho trẻ vào thực đơn nhiều dinh dưỡng chất xơ hơn, cho trẻ uống nhiều nước, kết hợp với các thói quen sinh hoạt lành mạnh và sử dụng các sản phẩm cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
Bột nhuận tràng PEGinpol được chỉ định cho trẻ táo bón nhờ vào hiệu quả cao và tính an toàn so với các sản phẩm khác trên thị trường. Sản phẩm có công dụng làm phân mềm, dễ dàng đẩy ra ngoài hậu môn, tăng tần suất đi đại tiện ở trẻ một cách tự nhiên theo nhu cầu sinh lý của cơ thể.
Bột nhuận tràng có tác dụng điều hòa sinh lý của đại tràng nhờ vào cơ chế thẩm thấu, mềm phần, tạo điều kiện cho phân dễ dàng đẩy ra ngoài. Sản phẩm nên được dùng trong trường hợp táo bón chức năng cấp hoặc mạn tính, đã được chứng minh an toàn và không giảm tác dụng khi sử dụng nhiều lần, lâu dài.
- Hiệu quả nhanh chỉ sau 3-6 ngày.
- Vị cam thơm dễ uống.
- Dạng mỗi gói bột pha tiện lợi khi sử dụng.
- PEGinpol là hàng nội địa Italy 100% với công nghệ sản xuất hiện đại và quy trình kiểm định nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng, an toàn cho bé.
Bột nhuận tràng PEGinpol
Hy vọng với bài viết trên, các bậc phụ huynh nắm được một số hậu quả của táo bón ở trẻ em để kịp thời chữa trị cho trẻ, giúp trẻ thoát khỏi các biến chứng nghiêm trọng của táo bón.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp