Một số thực phẩm nên bổ sung vào bữa phụ cho bé 8 tháng tuổi
Ngày 08/01/2025
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Đối với trẻ đang bắt đầu ăn dặm, những bữa ăn phụ đóng vai trò là những “trợ thủ” đắc lực của cha mẹ, giúp trẻ bổ sung thêm nhiều dưỡng chất và cân bằng dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bữa phụ cho bé 8 tháng tuổi cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng và có sự kết hợp cân bằng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Hãy cùng tham khảo một số thông tin về các thực đơn bữa phụ cho trẻ ăn dặm bổ dưỡng qua bài viết sau đây nhé!
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những bữa ăn phụ cũng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ không thua kém gì những bữa ăn chính. 8 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng, khi trẻ đang trong quá trình phát triển nhanh chóng, việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua những bữa ăn phụ là rất cần thiết. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về một số thực đơn bữa phụ cho bé 8 tháng tuổi ngon miệng và bổ dưỡng cùng những lưu ý khi cho bé ăn bữa phụ qua bài viết sau đây nhé!
Khi nào nên cho bé ăn bữa phụ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ đã có thể bổ sung các bữa ăn phụ vào thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 7 tháng tuổi. Với nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng, bữa phụ cho bé 8 tháng tuổi là một điều thiết yếu để giúp bé phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi đứa trẻ đều không giống nhau. Do đó cha mẹ luôn phải quan sát con và xây dựng một thực đơn ăn uống phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Các bữa phụ cho trẻ không cần phải cố định trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày mà có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian bé ăn các bữa chính. Bữa ăn phụ cách bữa chính khoảng từ 2-3 giờ sẽ giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Thực phẩm nên bổ sung vào bữa phụ cho bé 8 tháng tuổi
Để phục vụ cho sự phát triển toàn diện của trẻ, cha mẹ nên bổ sung một số loại thực phẩm như sau vào thực đơn bữa phụ cho bé 8 tháng tuổi:
Sữa chua cho trẻ ăn dặm
Sữa chua là một loại thực phẩm dễ ăn và giàu dinh dưỡng, phù hợp cho thực đơn ăn dặm của bé. Vì là một loại chế phẩm từ sữa nên sữa chua rất giàu protein và canxi, giúp cung cấp năng lượng cho trẻ vui chơi mỗi ngày cũng như giúp trẻ cao khỏe hơn. Mặt khác, sữa chua cũng có lợi cho đường ruột của bé, giúp duy trì lợi khuẩn probiotics để cải thiện sức khỏe tiêu hóa của trẻ, phòng tránh những vấn đề tiêu hóa thường thấy ở trẻ em. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại sữa chua với những hương vị khác nhau, rất tiện lợi cho cha mẹ chọn lựa cho bé.
Khoai lang và khoai tây
Khoai lang là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Chúng chứa hàm lượng tinh bột và chất đạm cao, giúp cho trẻ phát triển cơ và tăng cân hiệu quả. Ngoài ra, khoai lang còn chứa lượng chất xơ dồi dào cũng như cung cấp nhiều vitamin A dưới dạng beta-caroten, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe và rất tốt cho mắt của trẻ. Khoai lang còn giàu mangan, vitamin C, sắt, vitamin B6 và kali, ăn khoai lang rất tốt cho sức khỏe tim mạch cũng như trí não của trẻ. Với vị ngọt tự nhiên cùng với kết cấu mềm dẻo khi nấu chín, khoai lang là món ăn rất phù hợp làm bữa phụ cho bé 8 tháng tuổi.
Đối với khoai tây, chúng là một loại củ giàu tinh bột, vitamin A, vitamin C và kali. Khoai tây là loại thực phẩm rất giàu năng lượng, một củ khoai tây hấp chín có chứa khoảng 252 calo và có thể cung cấp đầy đủ năng lượng tương ứng với 1 bữa chính. Do đó, cha mẹ cần lưu ý gia giảm khẩu phần tinh bột trong các bữa ăn của trẻ sau khi cho trẻ ăn bữa phụ là khoai tây để giúp trẻ cân bằng dinh dưỡng.
Ngũ cốc dinh dưỡng
Ngũ cốc bao gồm các loại đậu và hạt, không chỉ là nguồn cung cấp protein dồi dào mà chúng còn rất giàu chất chống oxy hóa. Ăn ngũ cốc có thể giúp trẻ phát triển cơ và phòng chống viêm nhiễm. Ngoài ra, ngũ cốc cũng cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu như kẽm, canxi, sắt,... hỗ trợ hoàn thiện các giác quan của trẻ. Một số loại đậu còn cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và phòng ngừa các bệnh lý về tiêu hóa. Các loại ngũ cốc phổ biến cho trẻ ăn dặm như: Đậu đỏ, gạo lứt, mè trắng, đậu đen, đậu xanh,...
Trái cây tươi
Trái cây tươi luôn là một lựa chọn tuyệt vời cho những bữa ăn dặm của trẻ nhỏ. Các loại trái cây là những nguồn cung khoáng chất, vitamin và chất xơ tự nhiên dồi dào. Ăn trái cây rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, giúp trẻ hấp thu tốt hơn và hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện. Ngoài ra, trái cây tươi có chứa rất nhiều chất béo và chất đạm, chúng cung cấp một lượng calo và các loại vi chất thiết yếu khác như kali, magie, omega-3,... giúp trẻ tăng trưởng một cách toàn diện, có lợi cho quá trình phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.
Cha mẹ có thể bổ sung các loại trái cây sau vào bữa phụ cho trẻ 8 tháng:
Bơ: Quả bơ có chứa rất nhiều chất béo và protein, do đó cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn khoảng ½ quả bơ mỗi ngày.
Táo: Xay mịn táo và cho trẻ ăn kèm với sữa chua hoặc sữa hoặc gọt vỏ và đun mềm táo.
Chuối và đu đủ: Đây đều là các loại quả có vị ngọt và kết cấu mềm mại, cha mẹ có thể cho trẻ ăn kèm với sữa chua hoặc sữa tươi, cắt lát nhỏ hoặc xay nhuyễn cho trẻ dễ ăn hơn. Đối với trẻ 8 tháng tuổi, phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn 1 trái chuối nhỏ hoặc ½ miếng đu đủ mỗi ngày và tăng dần khẩu phần ăn theo thời gian để cơ thể trẻ tập quen với trái cây.
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn bữa phụ
Để đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ khi cho trẻ ăn dặm, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề như sau khi cho trẻ ăn bữa phụ:
Cân bằng dinh dưỡng: Bữa phụ của bé cần có đủ 4 nhóm chất chính bao gồm chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất để giúp bé phát triển một cách toàn diện.
Hạn chế sử dụng đồ ăn đóng gói: Những loại đồ ăn đóng gói kém lành mạnh, thiếu dinh dưỡng có thể khiến bé bị tăng cân không lành mạnh. Do đó phụ huynh nên hạn chế cho bé ăn những thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, nhiều đường.
Không bảo quản món phụ qua ngày: Cha mẹ hạn chế tích trữ bữa phụ mà chỉ nên cho bé ăn ngay trong ngày để tránh tình trạng thức ăn bị ôi thiu và làm bé bị tiêu chảy.
Vệ sinh cho bé sau khi ăn xong: Cha mẹ nên vệ sinh tay và miệng của bé với nước hoặc lau lại bằng khăn giấy ướt để tránh vi khuẩn phát triển.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về bữa phụ cho trẻ ăn dặm. Mong các quý phụ huynh sẽ xây dựng những thực đơn bữa phụ cho bé 8 tháng tuổi đầy dinh dưỡng và ngon miệng nhờ vào những thông tin trên. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể sáng tạo và lựa chọn thêm nhiều món ăn bữa phụ khác để đảm bảo dinh dưỡng và giúp bé thêm ngon miệng nhé!
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.