Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thông thường khi trẻ bị sốt, cha mẹ sẽ bỏ chăn ra để bé thoát nhiệt. Nhưng mùa đông trẻ bị sốt có nên đắp chăn lại khiến nhiều cha mẹ băn khoăn vì sợ con bị lạnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các cha mẹ trả lời câu hỏi trẻ sốt vào mùa đông có nên đắp chăn và cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả.
Trẻ bị sốt là điều luôn khiến cha mẹ lo lắng, bởi đây là dấu hiệu thông báo cơ thể trẻ đang bị virus gây bệnh xâm nhập hoặc bị nhiễm trùng một bộ phận nào đó.
Theo như cách thông thường, khi trẻ bị sốt thì sẽ không đắp chăn vì sẽ khiến trẻ bị ủ nhiệt và không thể thoát nhiệt hạ sốt. Tuy nhiên khi trẻ bị sốt vào mùa đông, việc không đắp chăn lại khiến cha mẹ băn khoăn con có bị lạnh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc mùa đông trẻ bị sốt có nên đắp chăn và cách hạ sốt cho trẻ vào mùa đông tốt nhất.
Trẻ nhỏ tương đối nhạy cảm và dễ bị ốm khi thời tiết chuyển lạnh, hoặc giá rét kéo dài vào mùa đông. Thời tiết lạnh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh về hô hấp và tiêu hóa dễ phát triển.
Do đó, hệ miễn dịch còn non nớt đang trong quá trình hoàn thiện của trẻ khó có khả năng chống lại sự tấn công của các nguồn gây bệnh. Khi bị nhiễm bệnh, trẻ sẽ thường kèm theo các triệu chứng như sốt cao, tiêu chảy, ho, nôn ói, hắt hơi, sổ mũi,...
Để giải đáp thắc mắc trẻ bị sốt vào mùa đông có nên đắp chăn, cần phải hiểu rõ cơ chế gây sốt của trẻ.
Sốt là hiện tượng thân nhiệt của trẻ vượt ngưỡng 37.5 độ C và có thể sốt cao lên đến 39, 40 độ C. Trẻ có thể sốt không rõ nguyên nhân, thường là sốt virus hoặc sốt do viêm nhiễm một bộ phận nào đó trong cơ thể.
Vùng dưới đồi trong não có nhiều nơ - ron rất nhạy cảm về nhiệt độ nóng - lạnh. Chúng có chức năng để kiểm soát thân nhiệt. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, vùng dưới đồi sẽ khởi động khả năng chống nóng bằng cách tiết mồ hôi, đồng thời ức chế quá trình sinh nhiệt. Đó là lý do khiến trẻ bị sốt cao hay có cảm giác ớn lạnh và rét run.
Nhiều cha mẹ khi thấy con có biểu hiện này thường cho trẻ mặc nhiều lớp áo, thậm chí là đắp chăn kín mít để con đỡ lạnh. Tuy nhiên, đây lại là hành động phản tác dụng. Khi trẻ bị sốt cao, việc đắp chăn không giúp ích gì cho việc hạ sốt. Thậm chí còn khiến cơ thể trẻ khó thoát nhiệt, thân nhiệt càng tăng cao, mồ hôi tiết ra nhiều càng khiến trẻ thấy lạnh hơn. Việc trẻ sốt cao không được hạ nhiệt kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như co giật, tím tái và có thể tử vong.
Do đó, nguyên tắc khi trẻ bị sốt là không được đắp chăn hay mặc quá nhiều quần áo. Kể cả mùa đông trẻ bị sốt có nên đắp chăn không thì câu trả lời vẫn là không.
Ở giai đoạn cơ thể trẻ đang tăng nhiệt với biểu hiện như ấm đầu, chân tay lạnh thì cha mẹ có thể làm ấm chân tay cho con bằng cách đi tất hoặc ngâm chân nước ấm để cải thiện tuần hoàn. Khi đến giai đoạn sốt cao, thì cần phải nới quần áo cho trẻ, bỏ tất để dễ thoát nhiệt.
Theo các bác sĩ nhi khoa, cha mẹ cần biết những kỹ năng đúng để chăm sóc cho trẻ bị ốm vào mùa đông để tránh làm tình trạng sốt nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh việc biết mùa đông trẻ bị sốt có nên đắp chăn, che mẹ cần lưu ý cả việc mặc quần áo cho trẻ đang bị sốt cao. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng, thoải mái và dễ thấm mồ hôi.
Những bộ quần áo quá dày hoặc nhiều lớp vải sẽ chỉ làm cho tình trạng sốt ở trẻ tồi tệ hơn. Vì cơ thể trẻ không thể thoát nhiệt, mồ hôi tiết nhiều khiến trẻ mất nước và bị sốt cao hơn.
Trường hợp trẻ sốt mà ra mồ hôi nhiều có thể tiềm ẩn nguy cơ viêm phổi rất nguy hiểm. Không nên cởi hết quần áo của trẻ khi bị sốt vào mùa đông vì có thể khiến trẻ cảm lạnh.
Khi trẻ bị sốt vào mùa đông, có thể giữ ấm 4 bộ phận là bàn tay, bàn chân, bụng và lưng. Tuy nhiên có 1 bộ phận phải để trần đó là phần đầu. Không nên bịt kín phần đầu trẻ khi đang sốt vào mùa đông vì đầu chính là phần trẻ thoát nhiệt nhiều nhất.
Việc đội mũ hay bịt đầu cho trẻ bị sốt bằng chăn càng làm cho việc thoát nhiệt khó hơn, mồ hôi toát ra thấm ngược lại cơ thể có thể khiến trẻ dễ bị tái sốt.
Một trong những cách hạ sốt cho trẻ vào mùa đông hiệu quả là chườm ấm. Cách thực hiện rất đơn giản, cha mẹ chỉ cần dùng 1 chiếc khăn mặt sạch mềm nhúng vào nước ấm rồi vắt khô để lau trán, hai bên nách và bẹn của trẻ. Việc làm này giúp giãn nở lỗ chân lông để đẩy nhanh quá trình thoát nhiệt dưới da, khiến trẻ hạ sốt nhanh hơn. Cha mẹ nên nhớ lau đến đâu thì che cơ thể trẻ đến đấy và mặc lại quần áo khi chườm xong nếu trời lạnh.
Nếu trẻ vẫn sốt có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm để giúp trẻ thư giãn và ngủ ngon hơn để chóng bình phục. Khi tắm cho trẻ bị sốt cần đóng kín cửa phòng để tránh gió, pha nước tắm thấp hơn thân nhiệt của trẻ khoảng 3 độ. Tắm nhanh cho trẻ trong vòng 5 phút rồi lau khô và mặc quần áo ngay.
Sốt cao và toát mồ hôi nhiều có thể khiến cơ thể trẻ rơi vào tình trạng bị mất nước. Để bù đắp lượng nước bị mất đi, trẻ bị sốt vào mùa đông nên được tăng cường bổ sung nước uống.
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần tăng tần suất cho bé bú. Đối với trẻ lớn hơn, ngoài tăng uống nước ấm, mẹ có thể bổ sung cho trẻ các loại nước trái cây, sữa chua uống để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ.
Với trường hợp trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, cha mẹ mới nên cho trẻ uống các loại thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt thường dùng và an toàn nhất cho trẻ là paracetamol. Thuốc paracetamol có nhiều dạng chế phẩm khác nhau như viên uống, siro hoặc đút hậu môn. Tuỳ vào độ tuổi và cân nặng mà bác sĩ sẽ kê cho trẻ loại thuốc và liều dùng phù hợp.
Cho trẻ bị sốt uống nước điện giải oresol để hạn chế tình trạng mất nước. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá để nhanh khỏe lại.
Nếu thực hiện các phương pháp trên mà trẻ vẫn sốt cao trên 40 độ C và có dấu hiệu li bì, nôn, cứng cổ, tay chân lạnh,… cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay tại các cơ sở y tế gần nhất.
Trên đây là những thông tin giải đáp mùa đông trẻ bị sốt có nên đắp chăn thì câu trả lời là không. Thay vào đó nên cho trẻ mặc quần áo vừa đủ ấm, kết hợp các phương pháp hạ sốt.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: dantri.com.vn
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.