Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mũi tiêm để lại sẹo là mũi gì? Đây có lẽ vẫn đang là chủ đề quan tâm của không ít độc giả. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này thì hãy theo dõi hết bài viết sức khỏe dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để biết được lời giải đáp bạn nhé.
Vậy mũi tiêm để lại sẹo là gì? Vì sao mũi tiêm đó là để lại sẹo? Sẹo sau tiêm phòng vắc xin có nguy hiểm không và đâu là cách chăm sóc giảm sẹo sau tiêm phòng? Câu trả lời sẽ được Nhà thuốc Long Châu bật mí ngay sau đây.
Mũi tiêm để lại sẹo là mũi gì? Mũi tiêm để lại sẹo mà bạn đề cập đến chính là mũi tiêm vắc xin BCG. Đây là loại vắc xin phòng bệnh lao, thường được tiêm cho trẻ trong những ngày đầu sau sinh. Sẹo hình thành tại vị trí tiêm vắc xin BCG.
Sự xuất hiện của sẹo là một dấu hiệu phản ứng bình thường của cơ thể, cho thấy rằng vắc xin đã được cơ thể tiếp nhận và tạo ra miễn dịch. Theo thống kê, có khoảng 90% trẻ em xuất hiện sẹo trên cánh tay trái sau khi tiêm vắc xin này.
Vắc xin phòng bệnh lao là loại vắc xin được phát triển từ vi khuẩn lao sống nhưng đã được làm yếu. Khi đi vào cơ thể, vắc xin BCG giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra khả năng bảo vệ chống lại bệnh lao, đặc biệt là lao màng não và lao ở trẻ em.
Mặc dù vắc xin này không hoàn toàn ngăn ngừa việc nhiễm vi khuẩn lao song sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển thành bệnh lao nghiêm trọng.
Sau khi tiêm vắc xin lao sẽ xảy ra phản ứng sưng đỏ và đau nhẹ tại vị trí tiêm. Các phản ứng này sẽ biến mất trong một thời gian ngắn và 2 tuần sau đó, tại vị trí tiêm sẽ mưng mủ và vỡ ra, đóng mày và để lại sẹo có đường kính dao động từ 3 - 5 mm. Sự hình thành sẹo sau tiêm vắc xin BCG - vắc xin phòng lao có thể được lý giải do các yếu tố như:
Theo các chuyên gia, sự hình thành sẹo sau tiêm vắc xin lao là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể.
Vắc xin BCG được tạo ra từ vi khuẩn lao sống nhưng đã được làm yếu. Khi tiêm vào cơ thể, cơ thể phản ứng lại với kháng nguyên của vi khuẩn bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể đặc hiệu. Phản ứng này có thể gây ra tình trạng viêm tại vị trí tiêm. Quá trình viêm này sẽ phá hủy một số mô da. Theo thời gian, cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào và mô mới để chữa lành tổn thương da và hậu quả là dẫn đến sự hình thành sẹo.
Kích thước vết sẹo sau khi tiêm vắc xin BCG có thể khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
Tóm lại, sự hình thành và kích thước sẹo sau khi tiêm vắc xin BCG là một phản ứng phức tạp và có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Nếu có bất kỳ lo ngại nào về vết sẹo, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Mũi tiêm để lại sẹo là mũi gì? Mũi tiêm để lại sẹo chính là mũi tiêm phòng lao. Vậy sẹo sau tiêm phòng lao có nguy hiểm không?
Như đã trình bày phía trên, sẹo sau khi tiêm vắc xin BCG là một phản ứng bình thường và thường không gây nguy hiểm. Sẹo thường sẽ tự lành và trở nên nhạt màu theo thời gian. Quá trình này có thể mất từ vài tháng đến một vài năm.
Mặc dù sẹo sau tiêm BCG thường không có vấn đề nghiêm trọng song bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:
Nhìn chung, sẹo sau tiêm phòng lao là một phản ứng bình thường của cơ thể và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, hãy luôn lắng nghe cơ thể của bạn và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ mối lo ngại nào.
Như đã trình bày phía trên, sẹo sau tiêm phòng lao không phải là tình trạng nguy hiểm mà đây là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể. Chính vì thế, cha mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ bị sẹo sau tiêm vắc xin phòng lao. Lúc này, cha mẹ cần chú ý theo dõi, chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Cụ thể:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề mũi tiêm để lại sẹo là mũi gì mà Nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề ngày hôm nay, hãy để lại câu hỏi phía dưới bài viết để được Nhà thuốc Long Châu hỗ trợ giải đáp sớm nhất bạn nhé.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.