Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Với tâm lý muốn loại bỏ mụn trên da mặt càng nhanh càng tốt, nhiều người có thói quen nặn mụn, kể có những mụn bọc có mủ bên trong. Vậy thói quen này tốt hay xấu? Có nên nặn mụn bọc có mủ không? Cùng giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Có nên nặn mụn bọc có mủ không là thắc mắc của hầu hết những ai gặp phải tình trạng mụn này. Mụn bọc là tình trạng mụn viêm lớn và rất dễ tổn thương nếu có hướng xử lí và chăm sóc không đúng, tăng nguy cơ viêm nhiễm và để lại sẹo. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về loại mụn này qua bài viết sau đây.
Mụn bọc có mủ là thể nặng của mụn trứng cá, các nốt mụn sưng to đỏ, bên trong chứa nhiều mủ trắng hoặc vàng, gây đau đớn và khó chịu. Mụn bọc dễ vỡ, khi vỡ để lại các vết thâm và có thể để lại sẹo nếu không xử lý đúng cách. Nhân mụn bọc chứa nhiều vi khuẩn, vì thế khi mụn vỡ cần vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn lây nhiễm sang các vùng da khác.
Những nguyên nhân có thể gây mụn bọc mủ như sau:
Hầu hết những ai bị mụn bọc đều có câu hỏi có nên nặn mụn bọc có mủ hay không. Câu trả lời có, nhưng không được tự ý nặn mụn. Bạn nên đến các cơ sở da liễu để được xử lý đúng cách các nốt mụn bọc có mủ. Nhiều người có thói quen tự nặn mụn bọc có mủ vì họ chỉ mong muốn những nốt mụn đáng ghét này sẽ biến mất càng sớm càng tốt, điều này sẽ làm tình trạng mụn trầm trọng hơn bởi các lí do sau đây:
Có nhiều trường hợp cần nặn mụn mủ nhưng bạn không thể đến các cơ sở, phòng khám thực hiện nặn mụn, thì bạn có thể tự nặn tại nhà, tuy nhiên cần tuân thủ những vấn đề sau:
Tốt nhất nên chọn những nốt mụn chín, có nhân hoặc đầu mụn, cồi mụn trồi lên rõ ràng. Bỏ qua các nốt mụn nang mủ nằm sâu dưới da, không xác định được đầu nhân, nếu không may nặn những nốt mụn này thì chỉ khiến mụn trở nên sưng và nhức hơn.
Loại bỏ bụi bẩn, lớp trang điểm trên vùng da mụn mọc bằng nước sạch, nước tẩy trang, sữa rửa mặt.
Rửa tay bằng nước rửa tay, dung dịch diệt khuẩn, nên đeo gang tay y tế khi nặn mụn. Đối với dụng cụ nặn mụn có thể sát khuẩn bằng lửa, để nguội và lau bằng bông tẩy trang lần một, tiếp tục khử trùng lần hai với cồn 90 độ rồi dùng bông tẩy trang lau khô.
Có thể đắp khăn sạch ấm hoặc xông hơi vùng da có mụn trước khi nặn sẽ giúp cho việc nặn mụn dễ dàng hơn và giảm các biến chứng không mong muốn.
Nên nặn từ xung quanh vào đỉnh mụn. Nặn nhẹ nhàng để hạn chế gây thâm sau này. Có thể sử dụng dụng cụ đã khử trùng để tạo lỗ hở để đẩy mụn ra dễ dàng hơn. Hơn hết, trong quá trình nặn mụn phải luôn đảm bảo vệ sinh.
Cần vệ sinh sạch sẽ toàn bộ vùng da đã tiếp xúc bằng nước muối sinh lý hoặc nước muỗi pha loãng, có thể đắp mặt nạ hoặc chườm lạnh ở những vị trí sưng đau.
Trong 24 giờ sau quá trình nặn mụn không nên sử dụng các bước chăm sóc da để tránh hiện tượng kích ứng và nhiễm trùng. Lưu ý chỉ được sử dụng các chất ngăn hình thành sẹo và các chất trị mụn sau khi các nốt mụn đã lành. Bên cạnh đó, luôn phải giữ da sạch sẽ, hạn chế khói bụi.
Bài viết đã giải đáp cho vấn đề có nên nặn mụn bọc có mủ không và những bước cần lưu ý khi tự nặn mụn tại nhà. Hy vọng với những lời khuyên bổ ích trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc da mụn viêm một cách an toàn và hiệu quả.
Xem thêm: