Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Dưỡng da

Những vết thâm mụn bao lâu thì hết? Nguyên nhân hình thành thâm mụn

Ngày 03/05/2023
Kích thước chữ

Da mụn sau khi điều trị có thể để lại những vết thâm khiến da mặt không đều màu và kém thẩm mỹ. Vậy những vết thâm mụn bao lâu thì hết? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thâm mụn là “di chứng” sau mụn khiến nhiều người ám ảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, làm giảm tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Thâm mụn là gì?

Thâm mụn là những mảng da hình thành sau khi mụn biến mất và có màu sẫm hơn vùng da xung quanh. Thâm mụn xuất hiện trên da do trong quá trình làm lành tổn thương khiến lượng sắc tố melanin sản sinh nhiều, tạo nên các mảng sắc tố đen trên da. Điều này có thể dẫn đến làn da không đều màu, mất sức sống và thậm chí là khô cứng.

giai-dap-tham-mun-bao-lau-thi-het1.jpg
Thâm mụn khiến làn da trở nên thiếu sức sống

Nguyên nhân hình thành thâm mụn trên da

Có nhiều nguyên nhân khiến thâm mụn xuất hiện trên da, hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra các thâm mụn trên da.

Chăm sóc da sai cách

Chăm sóc da mặt sai cách có thể khiến tình trạng da trở nên trầm trọng hơn, mụn tái phát và khó kiểm soát. Bước làm sạch da mặt là bước quan trọng nhất trong chu trình chăm sóc, giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn từ đó ngăn ngừa sự lây lan và phát triển của vi khuẩn trên da. 

Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp da bị kích ứng, nổi mụn sưng viêm và nhiễm trùng do sử dụng mỹ phẩm sai cách, mỹ phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái… Các tình trạng này sau khi được điều trị có thể để lại vết thâm.

Tự nặn mụn

Nhiều người có thói quen đưa tay ra sờ, nặn mụn khi thấy các vết mụn. Khi bạn không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi nặn mụn sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập và hình thành các ổ viêm nhiễm gây thâm mụn.

Chế độ ăn uống không khoa học

Theo thống kê có đến 60% đối tượng ăn uống không khoa học sử dụng quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe, gia vị cay, nhiều dầu mỡ,… có tình trạng mụn trứng cá dai dẳng và khó kiểm soát. Không chỉ vậy, các đối tượng kể trên còn gặp phải tình trạng thâm mụn rất rõ rệt, tạo thành các mảng thâm đỏ, thâm đen gây mất thẩm mỹ. Những thực phẩm kể trên không mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng mà ngược lại khiến cơ thể quá tải khi phải liên tục thải độc. Đặc biệt tuyến bã nhờn cũng phải hoạt động mạnh gây ra mụn và vết thâm sau mụn.

Chế độ sinh hoạt không điều độ, hay thức khuya, thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi

Khi cơ thể rơi vào những trạng thái này, tuyến bã nhờn sẽ tăng sinh khiến da bạn luôn trong tình trạng bí bách, rất dễ gây mụn và khiến quá trình điều trị mụn kéo dài mãi dai dẳng.

giai-dap-tham-mun-bao-lau-thi-het2.jpg
Tự nặn mụn là một trong những nguyên nhân hình thành thâm mụn trên da

Thâm mụn bao lâu thì hết?

“Thâm mụn bao lâu thì hết?” chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người bị mụn. Đối với những tình trạng thâm nhẹ, vết thâm nông có thể tự mờ sau khoảng 3 tháng. Nhưng đối với những vết thâm mụn sâu, màu sắc đậm và diện tích lớn thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để vết thâm biến mất. Do đó, cần phải điều trị bằng các phương pháp hiện đại mới có thể loại bỏ được vết thâm, vì vết thâm không thể tự biến mất.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, thâm mụn có tự biến mất hay không còn phụ thuộc vào cách dưỡng da và mức độ thâm mụn, cụ thể như sau:

Cách chăm sóc và bảo vệ da

Nếu chúng ta không chăm sóc và bảo vệ da hàng ngày, các hắc tố gây ra vết thâm có thể ngày một phát triển khiến vết thâm ngày càng đậm màu hơn. Từ đó, thâm mụn không thể tự biến mất mà sẽ ăn sâu vào da gây khó khăn hơn cho việc điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc da tốt, trị thâm đúng cách, bảo vệ da hàng ngày bằng cách thoa kem chống nắng và che chắn đầy đủ trước khi ra ngoài thì sẽ hạn chế được tình trạng thâm mụn đậm màu hơn. Ngoài ra, các vết thâm mụn cũng có cơ hội biến mất dần dần.

Mức độ thâm mụn nông hay sâu

Thông thường các vết thâm mụn nhẹ; tiết diện hẹp; sắc tố melanin mới hình thành chỉ nằm ở lớp biểu bì của da. Nếu biết cách chăm sóc thì sau khoảng 1 - 3 tháng vấn đề về thâm mụn sẽ nhanh chóng được cải thiện và tự biến mất. 

Còn đối với vết mụn nặng do mụn mủ hay mụn bọc để lại, tiết diện thâm rộng, sắc tố melanin đã phát triển bám vào tầng trung bì, thậm chí là hạ bì của da thì chắc chắn chúng không thể tự biến mất. Lúc này, để điều trị hiệu quả, nhanh chóng và an toàn các vết thâm mụn này cần phải có sự can thiệp của các loại thuốc đặc trị hoặc áp dụng giải pháp thẩm mỹ.

Từ những điều trên, chúng ta có thể kết luận rằng thâm mụn không tự biến mất mà cần được chăm sóc, bảo vệ đúng cách và hỗ trợ quá trình điều trị thì mụn mới nhanh chóng biến mất.

giai-dap-tham-mun-bao-lau-thi-het3.jpg
“Thâm mụn bao lâu thì hết?” chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người bị mụn

Mẹo làm mờ thâm mụn nhanh chóng

Để trị vết thâm, mụn bạn cần kết hợp chăm sóc da và cơ thể từ trong ra ngoài, bao gồm:

  • Tẩy tế bào chết hàng tuần để tái tạo da: Bạn có thể tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học tùy theo nhu cầu và mức độ phù hợp.
  • Luôn chống nắng bằng kem chống nắng đầy đủ: Kem chống nắng là thứ bắt buộc phải có nếu bạn muốn trị vết thâm nhanh chóng. Vì ánh nắng mặt trời có thể "vô hiệu hóa" quá trình trị thâm.
  • Luôn dưỡng ẩm cho da và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho da: Làn da mịn màng, khỏe mạnh chắc chắn sẽ có cơ chế tái tạo và phục hồi tốt hơn, vết thâm cũng nhanh mờ hơn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, vitamin B, collagen để bổ sung các chất cần thiết cho quá trình làm mờ vết thâm và tái tạo da.
  • Sinh hoạt điều độ: Đi ngủ sớm góp phần giúp da khỏe mạnh và tái tạo tốt hơn.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc thâm mụn bao lâu thì hết. Những chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi thâm mụn bao lâu thì hết và cách trị thâm mụn để lấy lại làn da tươi tắn, căng tràn sức sống nhé!

Xem thêm:

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm