Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn cơm ở mặt là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ ai. Mặc dù loại mụn này không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên nó sẽ khiến người mắc phải mất đi sự tự tin, gây mất thẩm mỹ cho gương mặt. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu rõ hơn về mụn cơm ở mặt - nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.
Một gương mặt xinh đẹp, các nét hài hoà với nhau và không có mụn là ước mong của nhiều chị em. Có thể nói, mụn là điều ám ảnh của đa số người, trong đó có mụn cơm. Loại mụn này khá đặc biệt, thường mọc quanh mắt, tạo cảm giác thô ráp, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt. Để hiểu rõ hơn về mụn cơm ở mặt, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị, mời bạn tham khảo bài viết sau.
Mụn cơm hay còn được biết đến với tên gọi mụn hạt cơm, là một biểu hiện của virus HPV - papilloma trên da mặt. Bởi tác nhân gây bệnh là virus nên nó rất dễ lây lan và chủ yếu lây qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với da. Ngoài ra, bạn cũng có khả năng nhiễm mụn cơm thông qua các vật dụng cá nhân tiếp xúc trực tiếp với da như khăn tắm, dao cạo…
Loại mụn này không gây đau, có màu trắng hoặc hơi đục, tạo thành các nốt sần nhỏ lành tính trên da, khi sờ vào có cảm giác thô ráp. Mụn thường mọc ở trên mặt, nhiều nhất là quanh mắt. Ngoài ra, mụn cơm cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác trên cơ thể như chân, tay… Ở các vị trí xuất hiện khác nhau, bệnh cũng có thể biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau.
Mụn cơm là loại mụn lành tính, chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, có thể giao động từ 1 - 8 tháng và phần lớn sẽ tự động biến mất trong vòng từ 1 - 2 năm. Tuy nhiên chính vì tính chất mọc thành đám nên nó sẽ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tự tin của người mắc phải. Một số trường hợp, các nốt mụn có thể xuất hiện thành các chấm nhỏ li ti màu đen, nguyên nhân là do mao mạch tạo thành huyết khối.
Theo thống kê, tỷ lệ mụn cơm mọc trên mặt ở trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với người lớn. Giải thích cho tình trạng này là do trẻ em hiếu động hơn, thích nghịch bẩn, cắn móng tay, đi chân đất, làm nail, cắt khóe móng chân… cũng được xem là yếu tố làm tăng khả năng xuất hiện mụn cơm.
Nguyên nhân chính gây ra mụn cơm đó là do virus HPV. Loại virus này có hơn 100 chủng loại, với khả năng xâm nhập, sinh sản và gây mụn ở bất kỳ vị trí bào. Trong đó, các chủng virus HPV 1, 2, 3, 10, 28, 49… là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn cơm trên da. Bên cạnh tác nhân gây bệnh chính kể trên, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn cơm ở mặt, chẳng hạn như:
Mụn cơm trên mặt biểu hiện với các triệu chứng sau:
Mụn cơm gây ra cảm giác khó chịu trên da, đôi khi có thể gây chảy máu, khi bị vỡ có thể gây đau.
Độ tuổi từ 10 - 20 có tỷ lệ mắc chứng mụn cơm nhiều hơn so với các độ tuổi khác. Đa số các trường hợp, mụn cơm sẽ tự biến mất trong vòng 2 năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với trường hợp mụn cơm tái phát và nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị mụn cơm hiệu quả:
Một trong những cách chữa mụn cơm hiệu quả phải kể đến đó là sử dụng các loại kem, gel hay thuốc trị mụn có chứa acid salicylic. Hoạt chất này có thể phá huỷ cấu trúc da khỏe mạnh, chính vì thế trước khi sử dụng bạn cần bảo vệ da mặt bằng các loại kem dưỡng ẩm trước. Bạn nên bôi thuốc đều đặn hàng ngày và liên tục trong vòng 3 tháng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.
Tuy nhiên, nếu trong lúc sử dụng sản phẩm da có các biểu hiện đau rát, sưng, nóng thì hãy rửa sạch lớp thuốc trên da và ngừng sử dụng để tránh gây ra những tổn thương ngoài ý muốn.
Theo khoa học ngày nay, hoạt chất Cantharidin được trích xuất từ Sâu ban miêu và các dẫn xuất của nó được thực hiện trong ống nghiệm và trên các mô hình động vật, kết hợp với một số chất hoá học khác để tạo thành sản phẩm bôi lên da trị mụn cơm hiệu quả. Thuốc sẽ làm da phồng rộp và loại bỏ mụn cơm sau vài ngày.
Đây là phương pháp sử dụng khí nitơ lạnh lỏng vào vùng da có mụn cơm. Hơi lạnh từ khí nitơ sẽ tạo thành các nốt phỏng ngay mụn, làm chết lớp mô da này, cuối cùng lớp da chết sẽ tự bong ra trong vòng một tuần.
Người ta cũng có thể cắt loại bỏ các nốt mụn cơm bằng dao điện. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại sẹo nên thường được lựa chọn để loại bỏ mụn cơm trên lưng, chân, tay… hoặc trường hợp không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác.
Chi phí cho phương pháp này khá cao so với những biện pháp kể trên. Chính vì thế, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho các tình trạng mụn cơm bị chai lì, khó chữa. Một nhược điểm quan trọng của phương pháp này đó là để lại sẹo cao. Thông thường, trước khi tiến hành laser trên da, bác sĩ sẽ cho thoa một lớp mỏng acid nồng độ cực nhẹ để tạo ra sự tác động đến vùng da này. Sau khi chiếu laser xong thì bôi thêm một lớp vaseline và dán băng cho đến đợt trị liệu tiếp theo. Lưu ý, thay băng và vệ sinh vùng da mỗi ngày.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về mụn cơm ở mặt, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị. Hy vọng sau khi tham khảo, bạn sẽ tích lũy thêm kiến thức hữu ích về loại mụn này, hiểu rõ nguyên nhân và tìm được phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình. Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để nhận được hướng điều trị tốt nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.