Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn nhọt ở đầu là tình trạng nhiều người đang gặp phải. Nó có thể gây đau nhức ở nhiều mức độ khác nhau. Vậy nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở đầu là gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả?
Cảm giác đau nhức do mụn nhọt ở đầu chắc chắn sẽ khiến bạn khó chịu, nhất là khi mụn nhọt xuất hiện ở những vị trí dễ bị tì đè khi nằm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc xuất hiện mụn nhọt trên đầu? Khi gặp tình trạng này nên xử lý thế nào và cách phòng ngừa mụn nhọt tái phát ra sao? Những thắc mắc này sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp chi tiết ngay dưới đây!
Mụn nhọt là một dạng viêm nhiễm da thường gặp, đặc biệt ở những vùng da có nhiều tuyến mồ hôi và lông như mặt, cổ, mông, nách, lưng, đầu. Vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), một loại vi khuẩn thường gặp trên da, có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng nếu da đầu bị tổn thương hoặc có môi trường thích hợp. Và loại vi khuẩn này được cho là thủ phạm chính gây mụn nhọt tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Vi khuẩn luôn tồn tại trên da nhưng chỉ khi xuất hiện các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sau, chúng mới có cơ hội tấn công, sinh sôi và gây mụn nhọt:
Nếu một ngày nào đó, bạn thấy đau ở một vị trí trên da đầu và dùng tay sờ thấy cục bất thường nổi lên, ấn vào càng đau, thì có nghĩa là bạn đã bị mụn nhọt trên đầu. Giống như các loại mụn khác, mụn nhọt sẽ phát triển dần theo thời gian. Ban đầu, mụn nhọt có thể chỉ có kích cỡ nhỏ, hơi đỏ, chưa bị sưng nhiều và cảm giác đau còn khá nhẹ nhàng.
Nhưng sau vài ngày, nhọt sẽ lớn dần lên, cảm giác đau gia tăng, có thể gây giật nhẹ trên đầu, đau đầu kèm sốt nhẹ. Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ở đầu nhọt xuất hiện mủ vàng hoặc trắng. Khi dùng tay ấn vào có cảm giác mềm do bên trong chứa dịch máu và mủ. Khi mủ tích tụ càng nhiều, nhọt càng sưng to và có thể bị vỡ ra bất cứ lúc nào nếu chải tóc, gội đầu không cẩn thận.
Khi nhọt đã “chín”, mủ vàng hoặc dịch máu có thể khiến nhọt căng hết cỡ và bị vỡ bất cứ lúc nào. Nếu không được vệ sinh đúng cách, tại vị trí nhọt bị vỡ có thể bị nhiễm trùng hoặc hình thành khối áp xe.
Trẻ sơ sinh bị mụn nhọt ở đầu thường biểu hiện qua hành động trẻ hay dùng tay vò đầu bứt tóc, quấy khóc. Trẻ có thể sẽ khóc thét lên khi được đặt nằm ở vị trí tì đè lên nhọt. Một số trẻ còn bị sốt nhẹ khi mụn nhọt xuất hiện. Khi để ý thấy những triệu chứng này, cha mẹ nên quan sát kỹ da đầu của bé, nhất là với những bé rậm tóc để phát hiện mụn nhọt kịp thời.
Việc điều trị mụn nhọt ở đầu có thể bắt đầu từ các biện pháp tại nhà để giảm triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Trước hết, bạn cần gội đầu thường xuyên để giữ da đầu sạch sẽ và loại bỏ bã nhờn, gàu tích tụ - yếu tố làm tắc lỗ chân lông và gây mụn. Bạn nên sử dụng các loại dầu gội có thành phần kháng khuẩn, kháng viêm để giúp giảm viêm nhiễm. Tuy nhiên, bạn nên tránh gãi đầu, chải đầu vào vị trí nhọt để không làm vỡ nhọt khi còn non và làm lây lan vi khuẩn.
Nếu mụn nhọt tiến triển nặng hơn, bạn cần điều trị bằng thuốc. Trong những trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nhọt. Các kem bôi kháng viêm, kháng khuẩn cũng có thể được sử dụng để làm giảm tình trạng viêm và sưng đỏ trên da đầu. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc uống thuốc kháng sinh điều trị từ bên trong. Trường hợp bị đau đầu hoặc sốt, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt.
Trong trường hợp mụn nhọt quá nặng, có thể bác sĩ sẽ cần rạch dẫn lưu mủ và vệ sinh nhọt cẩn thận. Nhiều người gặp tình trạng mụn nhọt tái phát nhiều lần do không điều trị dứt điểm, dùng kháng sinh không đủ liều dẫn đến vi khuẩn gây nhọt kháng kháng sinh.
Để phòng ngừa mụn nhọt ở đầu, bạn nên gội đầu thường xuyên bằng các sản phẩm phù hợp với da đầu và loại tóc của mình. Bạn nên tránh những loại dầu gội chứa hóa chất mạnh có thể gây kích ứng da. Thay vào đó, hãy ưu tiên các sản phẩm chăm sóc tóc tự nhiên có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm. Gội đầu thường xuyên và đúng cách sẽ giúp loại bỏ bã nhờn, dầu thừa, ngăn ngừa mụn nhọt xuất hiện.
Ngoài ra, bạn cần tránh gãi đầu để không làm tổn thương da đầu và tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn gây viêm. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa mụn nhọt. Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho da đầu. Ăn nhiều rau xanh, trái cây cung cấp các dưỡng chất và chất chống oxy hóa cần thiết cho sức khỏe làn da. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường hay cay nóng cũng giúp giảm thiểu nguy cơ nổi mụn.
Căng thẳng có thể gây rối loạn nội tiết, làm tăng tiết dầu và gây ra mụn nhọt. Do đó, việc duy trì tinh thần thoải mái và thực hiện các hoạt động thư giãn là cần thiết để giảm nguy cơ hình thành mụn nhọt.
Mụn nhọt ở đầu hầu hết các trường hợp đều tự vỡ và tự lành. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mụn nhọt rất lớn, chứa nhiều mủ, gây đau đớn và gây sốt. Nếu không được xử lý, vệ sinh đúng cách, nhiễm trùng hoặc áp xe rất dễ xảy ra. Vì vậy, khi bị mụn nhọt ở đầu, thay vì chủ quan, bạn nên chăm sóc, vệ sinh cẩn thận và đi khám bác sĩ khi cần thiết.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.