Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Nấm kỵ với thực phẩm nào? Lưu ý cần biết để tránh ngộ độc nấm

Ngày 16/02/2023
Kích thước chữ

Nấm được biết đến là nguyên liệu có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe lẫn nhan sắc. Tuy nhiên, nếu như chế biến không đúng cách sẽ vô tình biến món ăn có lợi thành có hại cho sức khỏe. Vậy nấm kỵ với thực phẩm nào?

Nấm kỵ với thực phẩm nào? Nấm là nguyên liệu ẩm thực quen thuộc được ứng dụng trong nhiều món ăn của người Việt. Nhưng đôi khi, chỉ vì một sơ xuất nhỏ đã biến nấm từ vô hại trở thành thực phẩm có hại. Cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm lời giải đáp xem nấm kỵ với thực phẩm nào nhé!

Lợi ích sức khỏe của nấm mang lại

Nấm là một loại thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa cùng một số vitamin và khoáng chất khác cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chính vì thế, ăn nấm cực kỳ tốt cho sức khỏe con người, cụ thể:

  • Cải thiện sức khỏe xương khớp.
  • Ăn nấm tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là huyết áp.
  • Ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Tăng sức mạnh đề kháng, cho một cơ thể khỏe mạnh.
  • Giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ quá trình giảm cân.
Nấm kỵ với thực phẩm nào? Lưu ý cần biết để tránh ngộ độc nấm 1 Nấm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khoẻ con người

Ăn nấm nhiều có tốt không?

Với những lợi ích kể trên, theo bạn ăn nhiều nấm có tốt không? Theo các nghiên cứu khoa học, sử dụng nấm thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày với số lượng vừa đủ sẽ giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Kết quả nghiên cứu thực hiện trên 2000 phụ nữ Trung Quốc cho thấy tỷ lệ mắc nguy cơ mắc ung thư vú giảm tới 64% khi ăn nấm tươi hằng ngày. 

Trung bình, mỗi ngày người trưởng thành có thể tiêu thụ 100gr nấm tươi để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, không nên ăn quá nhiều mức cho phép. Đặc biệt, cần lưu ý loại nấm bạn sử dụng có phải là nấm độc hay không, cũng như là thực phẩm khi kết hợp với nấm để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Nấm kỵ với thực phẩm nào?

Nấm là một loại nguyên liệu tốt cho sức khỏe, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, nấm có vị ngọt, tính mát, do đó bạn cần biết được nấm kỵ với thực phẩm nào để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình. Theo đó, bạn không nên chế biến nấm với những món như thịt lạnh, rau lạnh và nhất là không nên uống chung với nước lạnh bởi sẽ dễ khiến bạn lạnh bụng, đau bụng thậm chí là tiêu chảy.

Dưới đây là một số loại thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp với các loại nấm:

  • Nấm mèo đen kỵ củ cải. Do củ cải có chứa nhiều enzyme còn nấm mèo có chứa nhiều hoạt chất sinh học. Hai nguyên liệu này ăn chung sẽ dẫn đến viêm da, có thể gây ngứa ngáy, phù nề khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Nấm tai mèo (mộc nhĩ đen) kỵ ăn cùng với thịt vịt và ốc.
  • Nấm ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) được cảnh báo là không nên ăn cùng đồ biển.
  • Nấm hương không chế biến chung với củ cải trắng, không nấu với ốc, trứng vịt và đồ biển, nếu ăn cùng sẽ bị tiêu chảy, dễ bị bệnh đường tiêu hoá.
Nấm kỵ với thực phẩm nào? Lưu ý cần biết để tránh ngộ độc nấm 2 Nấm kỵ với thực phẩm nào là điều mọi người cần quan tâm

Mách bạn cách phân biệt nấm lành và nấm độc dễ dàng

Bên cạnh những loại nấm lành tốt cho sức khỏe, bạn cần phân biệt được đâu là nấm độc để tránh bị ngộ độc khi ăn gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây là một số cách giúp bạn phân biệt nấm thường và nấm độc:

Phân biệt bằng màu sắc: Nấm độc thường có màu sắc rất sặc sỡ và khá nhiều màu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nấm độc trông không khác gì nấm lành về màu sắc và hình dạng. Chính vì vậy, lời khuyên cho bạn là chỉ nên ăn những loại nấm quen thuộc. 

Phân biệt bằng mùi hương: Khi ngắt nấm độc, sẽ có mùi cay, hắc hoặc đắng xộc thẳng lên mũi. 

Một số lưu ý đặc biệt cần lưu ý khi ăn nấm

Hầu hết các loài nấm độc có vẻ ngoài trông rất giống với các loại nấm ăn được. Vậy nên khi lựa chọn nấm để ăn, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Tránh ăn nấm bị đổi màu hoặc có màu sắc bất thường. 
  • Chọn mua các sản phẩm từ nguồn uy tín.
  • Không ăn nấm hái trong rừng trừ khi bạn được đào tạo để nhận dạng các loại nấm.
  • Bảo quản nấm trong túi giấy hoặc khăn ẩm trong tủ lạnh/nơi thoáng mát. 

Tuy là thực phẩm rất bổ dưỡng, thơm ngon và dễ ăn nhưng bạn nên lưu ý khi kết hợp nấm với các thực phẩm khác để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nấm kỵ với thực phẩm nào? Lưu ý cần biết để tránh ngộ độc nấm 3 Lưu ý chọn những loại nấm quen thuộc để tránh ăn phải nấm độc

Trên đây chính xác là đáp án cho thắc mắc của bạn về vấn đề nấm kỵ với thực phẩm nào. Trong quá trình chế biến bạn nên cẩn thận để không sinh ra độc tố. Nhanh chóng lưu lại những thông tin này để có thêm nhiều bí quyết sống khỏe bổ ích bạn nhé! 

Ly Huỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin