Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cải bó xôi là loại rau bổ dưỡng khi được chế biến và sử dụng đúng cách. Hãy cùng tham khảo thông tin rau cải bó xôi kỵ gì trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Cải bó xôi mặc dù giàu dinh dưỡng, nhưng cũng có những yếu tố cần tránh khi kết hợp để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy rau cải bó xôi kỵ gì?
Rau cải bó xôi hay còn được biết đến là rau chân vịt hoặc rau bina, là thành viên của họ dền. Loại rau này rất dễ trồng, chịu lạnh tốt và dễ phát triển mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn.
Trong mỗi lượng 100g cải bó xôi, bạn sẽ tìm thấy:
Ngoài ra, rau cải bó xôi còn chứa đựng một loạt các chất dinh dưỡng quan trọng khác, bao gồm vitamin C, vitamin E, vitamin B6, acid folic, sắt, kali, magiê, selen, lutein, zeaxanthin và beta carotene.
Cải bó xôi là một nguồn dồi dào chất dinh dưỡng, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng như:
Đây chỉ là một số ít trong những lợi ích sức khỏe mà rau cải bó xôi mang lại, với sự phong phú về chất dinh dưỡng và các tác động tích cực đối với cơ thể.
Lươn có thịt ngọt, tính ấm, và được coi là thực phẩm bồi bổ khí huyết theo Đông y. Ngược lại, cải bó xôi có tính lạnh và thường được sử dụng để làm mát cơ thể. Cả hai đều chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn chúng cùng nhau có thể gây trở ngại cho cơ thể hấp thụ dinh dưỡng, thậm chí gây tiêu chảy.
Đậu nành là nguồn giàu magiê, clorua, và canxi sunfat, trong khi cải bó xôi chứa nhiều axit oxalic. Khi cải bó xôi và đậu nành được kết hợp hoặc ăn cùng nhau, có thể tạo ra magie oxalat và canxi oxalat, những chất kết tủa này có thể gây tăng hình thành vôi răng và sỏi thận.
Hơn nữa, vitamin C có mặt trong cải bó xôi có thể ức chế sự giải phóng đồng trong đậu nành, gây khó khăn cho việc cơ thể hấp thụ hai chất dinh dưỡng này.
Sự kết hợp giữa axit oxalic có trong cải bó xôi và canxi trong sữa tạo ra canxi oxalat, một chất kết tủa không hòa tan cơ thể không thể hấp thụ. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi và có thể gây ra đầy bụng, táo bón.
Tương tự, khi ăn cải bó xôi cùng với các thực phẩm giàu canxi khác như đậu phụ, phô mai, trứng... có thể tạo ra tình trạng tương tự, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó, cần lưu ý khi kết hợp cải bó xôi với các thực phẩm này để tránh tình trạng không mong muốn.
Hành ba rô, hay còn được gọi là tỏi tây, thường được kết hợp với cải bó xôi xào để tạo ra một món ngon. Tuy nhiên, việc kết hợp này có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa và tạo cảm giác khó chịu.
Cải bó xôi có tính lạnh, trong khi hành ba rô có vị cay nồng và tính ấm. Sự đối lập giữa hai loại thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn cùng nhau.
Enzyme dị hóa có trong dưa chuột có khả năng phân hủy vitamin C, loại vitamin phong phú trong cải bó xôi. Vì vậy, việc kết hợp ăn cùng nhau hai loại thực phẩm này có thể làm mất đi hàm lượng vitamin C quý giá trong cải bó xôi.
Cả đậu và khoai lang, cùng với cải bó xôi, đều chứa axit phytic, khi tiêu thụ sẽ kết hợp với canxi, tạo thành muối. Điều này có thể làm giảm hấp thụ canxi của cơ thể và tăng cường việc loại bỏ khoáng chất này.
Mặc dù bí đỏ thường được coi là giàu các loại vitamin, nhưng cũng chứa enzyme phân giải vitamin C, tương tự như dưa chuột. Do đó, việc kết hợp bí đỏ với cải bó xôi có thể làm mất lượng vitamin C trong rau.
Những người không nên ăn cải bó xôi:
Nếu bạn có dấu hiệu nhạy cảm với nhựa mủ hoặc củ cải đường, có thể bạn cũng sẽ phản ứng dị ứng với cải bó xôi. Để tránh rủi ro và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hãy thận trọng khi tiếp xúc lần đầu với cải bó xôi. Bạn nên ăn một lượng nhỏ trước để kiểm tra xem có phản ứng dị ứng với loại rau này hay không.
Cải bó xôi có oxalat gây cản trở quá trình hấp thụ khoáng chất như canxi và sắt. Đối với những người thiếu canxi hoặc sắt, hãy tìm những thực phẩm khác như đậu, hạt hạnh nhân, hạt điều để bổ sung cho chế độ ăn hàng ngày.
Rau cải bó xôi chứa purin, có thể tăng nồng độ axit uric trong máu, gây lắng đọng tại các khớp, gây bệnh gút.
Lượng oxalat cao trong cải bó xôi khi kết hợp với canxi trong cơ thể có thể tạo ra canxi oxalat, gây tăng khả năng hình thành sỏi thận. Người mắc viêm thận, sỏi thận nên tránh ăn loại rau này.
Cải bó xôi chứa goitrogens, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, gây rối loạn chức năng. Việc bổ sung cải bó xôi vào chế độ ăn uống cần được thảo luận và tư vấn kỹ lưỡng với bác sĩ.
Những người chuẩn bị phẫu thuật cần lưu ý rằng cải bó xôi chứa một lượng lớn vitamin K1, một chất quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình đông máu của cơ thể. Việc tiêu thụ cải bó xôi trước khi phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc chống đông máu được sử dụng trong quá trình phẫu thuật. Do đó, tránh ăn cải bó xôi trước khi phẫu thuật là cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.