Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt nhẹ, mệt mỏi, ho kèm theo các mụn nước, bọng nước xuất hiện ở miệng, bàn chân, bàn tay và mông…là những triệu chứng bệnh tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi rút đường ruột có tên gọi là coxsakieviruses A16 và Enterovirus 71 gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh này rất nguy hiểm vì nó có thể để lại các biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim…. Chính vì vậy việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng để có biện pháp điều trị là điều rất quan trọng và hết sức cần thiết. Cũng chúng tôi tìm hiểu các bạn nhé.
Chính vì nguyên nhân gây bệnh là vi rút nên bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan theo đường tiêu hóa và có nguy cơ cao thành dịch. Bệnh lây rất nhanh từ bé này sang bé khác qua việc ăn uống chung, dịch nhầy từ mũi, nước miệng của bé văng ra trong lúc ho, hắt hơi…Ngoài ra, bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc nữa. Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.
Các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở mỗi giai đoạn có sự khác nhau rõ rệt:
Từ 3-6 ngày đầu, bé bị bệnh thường có dấu hiệu sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C) kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, đau họng, sổ mũi.
Sau 6 ngày, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát. Đó là sự xuất hiện của các mụn nước có kích thước từ 2-3 mm ở niêm mạc miệng, mặt trong má, lợi và mặt bên của lưỡi. Các mụn nước trong miệng thường vỡ rất nhanh tạo ra các vết loét gây đau rát cho bệnh nhân và khiến việc ăn uống diễn ra khó khăn hơn nhiều.
Giai đoạn tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay và có những trường hợp còn xuất hiện ở mông nữa. Những mụn nước này không gây đau rát và chỉ sau từ 7-10 ngày chúng sẽ tự biến mất. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải vi rút qua phân trong vòng vài tuần sau.
Sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân thường miễn nhiễm với loại vi rút đã gây ra trước đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ không bị lại mà lần tiếp theo bị bệnh sẽ do loại vi rút khác gây ra.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Việc điều trị chủ yếu là khắc phục các triệu chứng xảy ra trên người bệnh. Khi bị bệnh tay chân miệng, chúng ta cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế hoặc nếu được chỉ định điều trị tại nhà thì cần lưy ý một số điều sau:
– Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh nhiễm trùng.
– Hạ sốt cho người bệnh bằng cách lau người bằng nước ấm.
– Cho người bệnh nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bênh và chỉ nên cho ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.
– Không cạy vỡ các mụn nước, bóng nước để tránh nhiễm trùng.
– Theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân, nếu có các dấu hiệu như: giật mình, hoảng hốt, co giật, nôn ói nhiều, sốt cao thì cần đưa người bệnh đến bệnh viên ngay.
Hường
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.