Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm miệng HIV gây cảm giác đau rát, khó chịu cho người bệnh. Nhận biết dấu hiệu của bệnh sớm, kịp thời giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, tránh được các biến chứng không mong muốn.
Suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV thường khiến người bệnh dễ bị tấn công bởi nhiều mầm bệnh, trong đó có nấm Candida trong khoang miệng. Vì vậy, nấm miệng thường khiến cộng đồng người mắc căn bệnh này đau đầu và lo lắng. Điều trị nấm miệng ở bệnh nhân HIV không dễ dàng và cần phải thực hiện liên tục không ngừng. Vậy, nấm miệng HIV là gì? Cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Candida Albicans là một trong những bào tử nấm có tỉ lệ gây nhiễm trùng khoang miệng nhiều nhất ở bệnh nhân HIV. Khi nhiễm nấm miệng HIV, người bệnh thường có các biểu hiện:
Triệu chứng nấm miệng ở bệnh nhân HIV thường có xu hướng nặng hơn so với người bình thường. Do họ không có đủ số lượng CD4 (kháng thể) để ức chế lại sự sản sinh của vi khuẩn nấm. Vì thế, bệnh sẽ không tự động hết, thậm chí có thể lây lan ra khắp cơ thể, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.
Điều trị nấm miệng sẽ vô cùng đơn giản đối với người bình thường. Nhưng nó lại là một “cuộc chiến” đầy chông gai với những bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS.
Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn là giải pháp đơn giản, giúp triệt tiêu các vi khuẩn gây hại, trong đó có các bào tử nấm. Tuy nhiên, do những người bệnh nhiễm HIV có phần niêm mạc mỏng, dễ bị kích ứng. Vì vậy, cần phải chọn những dung dịch có tính sát khuẩn lành tính, và không gây kích ứng.
Bạn có thể chọn các loại nước súc miệng phù hợp, dựa trên 5 tiêu chí sau đây:
Dựa vào các tiêu chí trên, người bệnh có thể lựa chọn một số loại dung dịch súc miệng như: Digizone, T-B, Listerine…
Với những người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối (hay còn gọi là AIDS), thường có thời gian khỏi bệnh khá dài. Thậm chí, các bào tử nấm còn có thể di căn xuống các cơ quan lân cận như: Thanh quản, não, phổi, dạ dày… Do đó, ngoài việc súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn, người bệnh nên sử dụng thêm một số loại thuốc kháng nấm, để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thuốc trị nấm thường được sản xuất dưới dạng viên ngậm hoặc viên uống. Việc sử dụng thuốc cần tuân theo kê đơn của bác sĩ, tránh việc tự ý sử dụng thuốc.
Một số loại thuốc trị nấm thường thấy như:
Ngoài ra, trong một số trường hợp, nhiễm trùng nấm di căn, người bệnh sẽ được tiêm hoặc truyền một loại thuốc kháng nấm có tên Amphotericin B. Giúp tiêu diệt các bào tử nấm và phục hồi lại thể trạng cho người bệnh.
Để quá trình điều trị đạt kết quả cao, ngoài việc áp dụng những cách điều trị trên thì một số lưu ý sau cũng rất quan trọng.
Lợi khuẩn có nhiệm vụ thiết lập cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, đồng thời giúp kìm hãm sự ký sinh và phát triển của vi sinh vật gây hại. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng nhiễm nấm không mong muốn, người bệnh HIV cần bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn, giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong cơ thể khi không có kháng thể bảo vệ. Một số thực phẩm dồi dào lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, dưa muối…
Chế độ dinh dưỡng được coi là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cũng đồng nghĩa với việc gia tăng sức đề kháng. Từ đó, giúp nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật. Đặc biệt, với những người bị nhiễm HIV (hệ miễn dịch luôn dưới mức trung bình), việc tăng cường sức khỏe thông qua lượng dinh dưỡng nạp cơ thể lại càng phải được đề cao.
Theo chuyên gia thuộc viện dinh dưỡng trung ương, chế độ ăn phù hợp nhất cho người nhiễm HIV phải đầy đủ cả 4 nhóm: Tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Bệnh nhân HIV nên có một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, kết hợp thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ... Nhằm nâng cao sức đề kháng, cũng như hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại.
Ngoài ra, bệnh nhân cần phải tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, ngủ muộn, hay cáu gắt…
Nói tóm lại, việc phòng ngừa và điều trị bệnh nấm miệng HIV sẽ không trở nên quá khó khăn, nếu chúng ta có các phương pháp điều trị phù hợp và nhận biết bệnh ngay từ giai đoạn đầu tiên. Vì thế, hãy luôn luôn chú ý đến sức khỏe, và đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.