Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm miệng là bệnh phổ biến ở những người mắc phải HIV. Vậy nấm miệng là giai đoạn nào của HIV? Mời bạn theo dõi bài viết để biết thêm thông tin nhé!
HIV là một loại virus gây suy giảm miễn dịch nghiêm trọng ở cơ thể người tạo ra các nhiễm trùng cơ hội, đó cũng là nguyên nhân làm nấm miệng phát triển. Vậy cơ thể xuất hiện nấm miệng là giai đoạn nào của HIV? Đâu là những dấu hiệu nhận biết bản thân nhiễm nấm miệng của căn bệnh này? Mời bạn theo dõi các chia sẻ đến từ những chuyên gia sức khỏe hàng đầu sau đây để có câu trả lời cho mình nhé!
Nắm rõ các biểu hiện trong từng giai đoạn và con đường lây nhiễm HIV sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe của mình. Từ đấy hạn chế tình trạng chủ quan đối với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể.
Có 4 giai đoạn lâm sàng HIV. Tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh liên quan đến HIV ở người nhiễm:
Các bệnh nhiễm trùng cơ hội là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở người mắc HIV/AIDS, trong đó có nhiễm nấm. Và nấm miệng là bệnh lý tiêu biểu điển hình.
Có 3 con đường lây nhiễm chính:
Triệu chứng nấm miệng của HIV biểu hiện thường khác nhau ở từng người và tùy vào mức độ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng điển hình của bệnh thường là:
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nấm miệng có thể là triệu chứng đầu tiên giúp phát hiện bệnh HIV ở người bình thường, tìm ra một cách tình cờ hoặc khi đã có triệu chứng rõ ràng, phần lớn bắt đầu từ giai đoạn 2 của HIV. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hơn do hệ miễn dịch bị suy giảm nặng nề bởi virus HIV.
Nấm Candida là tác nhân chủ yếu, có tới 80-90% bệnh nhân HIV bị nhiễm nấm miệng. Khi HIV tiến triển xâm nhập vào hệ miễn dịch của con người, nguy cơ phát triển nấm miệng cũng tăng lên. Các bệnh mắc phải khác có thể gặp bên cạnh nấm đó là: Lao, nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng xương khớp,...), thiếu máu kéo dài,...
Việc quan trọng là cần phát hiện sớm HIV và các dấu hiệu để tìm cách điều trị nấm miệng khi phát hiện ra nó, ngăn cản sự lây lan và tái phát của các loại nấm.
Để ngăn chặn mức độ hoạt động của virus HIV và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, sử dụng thuốc kháng virus là điều trị căn bản cho người HIV.
Nhiễm nấm miệng được khống chế bằng các thuốc kháng nấm dạng ngậm hoặc viên uống, nhiễm nấm toàn thân sẽ được sử dụng dưới dạng tiêm, truyền. Việc sử dụng thuốc kháng nấm phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc.
Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ trước khi bôi thuốc. Tránh ăn các đồ ăn khô, cứng. Ngậm mật ong, thảo dược để giảm triệu chứng đau, rát niêm mạc miệng.
Tin rằng những chia sẻ trên đây đã có thể giúp bạn biết được nấm miệng là giai đoạn nào của HIV? Nếu nhận thấy bản thân có các triệu chứng của nấm miệng và cho rằng mình có khả năng bị nhiễm HIV, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được chẩn đoán bệnh sớm và điều trị bệnh đúng cách bạn nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.