Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý răng miệng thường gặp nhất. Khi con trẻ bị nấm miệng không ít các bậc làm cha mẹ luôn lo lắng. Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho cha mẹ những thông tin hữu ích cũng như giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc “Nấm miệng ở trẻ bôi thuốc gì?”
Nấm miệng ở trẻ được biết là bệnh do chủng nấm candida gây ra và nhanh chóng phát triển quá mức. Nấm có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng của trẻ hoặc một số cơ quan khác trong cơ thể. Khi thấy lưỡi trẻ xuất hiện những đốm hoặc mảng màu trắng trông rất giống cặn sữa nhưng rất khó làm sạch thì đó là dấu hiệu của trẻ bị nhiễm nấm miệng.
Không chỉ lưỡi, những mảng trắng thậm chí còn xuất hiện ở má trong, vòm miệng, nướu răng, vùng amidan hoặc sau cổ họng. Các mảng màu trắng này bám rất chắc và khó lấy sạch đi, thậm chí có thể chảy máu khi mẹ cố gắng làm sạch chúng.
Nấm miệng tuy không quá nguy hiểm nếu như cha mẹ phát hiện sớm và có cách xử lý, khắc phục nhanh chóng nhằm hạn chế những nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm không mong muốn. Khi bị nấm miệng, trẻ có khả năng mất vị giác, bú kém do mất cảm giác ngon miệng hoặc một số trường hợp có thể bỏ bú, quấy khóc… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Không những thế, trẻ sơ sinh bị nấm miệng là đối tượng khó chịu hơn ai cả. Trong trường hợp nấm miệng tiến triển nặng, có thể lan vào thực quản gây ra nhiễm trùng thực quản, ảnh hướng đến sự phát triển tinh thần lẫn thể chất của trẻ.
Nấm miệng ở trẻ rất thường gặp và không quá nguy hiểm nếu như cha mẹ biết cách nhận biết và xử lý. Biện pháp đầu tiên mà cha mẹ cần làm là luôn giữ vệ sinh khoang miệng cho trẻ và có thể điều trị hiệu quả tại chỗ bằng thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, nấm miệng ở trẻ rất dễ tái phát. Do đó, nếu cha mẹ không có biện pháp xử trí dứt diểm cũng như phòng tránh đúng cách, việc con bị nấm miệng tái phát là chuyện rất thường gặp.
Một số vấn đề quan trọng nữa là khi sử dụng những loại thuốc kháng nấm, để phù hợp và an toàn cho trẻ thì cha mẹ nên nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tùy ý mua thuốc điều trị nấm để bôi lên khoang miệng của trẻ. Không những thế, rất nhiều ba mẹ vì quá nôn nóng nên lạm dụng nước muối sinh lý và mật ong, dùng bông thấm nước muối sinh lý hoặc mật ong rồi lau và cạo những mảng trắng khiến lưỡi của trẻ bị ngộ độc và tổn thương nặng nề.
Dưới đây là những loại thuốc bôi thường được các bác sĩ chỉ định cho việc sử dụng với mục đích kháng nấm miệng ở trẻ mà các mẹ có thể tham khảo. Cách thực hiện, liều và lượng dùng tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng nhiễm bệnh của trẻ. Do đó, các cha mẹ nên trao đổi thật kĩ với bác sĩ và áp dụng cho các bé yêu của mình nhé!
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh rất phổ biến đồng thời cách điều trị bệnh cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, nấm miệng rất dễ tái phát nếu không sử dụng đúng thuốc cũng như đủ liệu trình. Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trường hợp nấm miệng tái đi tái lại, làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu và sụt cân dẫn đến nhiều nguy cơ gây còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển thể chất sau này.
Những loại thuốc trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh được chỉ định dùng tùy thuộc vào tình trạng nhiễm nấm của mỗi trẻ. Dưới đây là những loại thuốc bôi hoặc rơ lưỡi hỗ trợ điều trị nấm miệng ở trẻ mà bạn đọc có thể tham khảo.
Thuốc bôi Nystatin có tác dụng tại chỗ, thuộc nhóm thuốc chống nấm polyen có tác dụng kìm hãm vi khuẩn, diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt nấm ở niêm mạc miệng, lưỡi của trẻ.
Cách dùng: Pha thuốc với khoảng 4 thìa nước đun sôi để nguội, sau đó dùng gạc bôi thuốc và rơ lưỡi cho bé. Sau khi bôi khoảng 20 phút có thể cho bé ăn hoặc bú để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Liều dùng: Đối với trẻ sơ sinh: Sử dụng ½ gói 1g cho mỗi lần và nên sử dụng 2 lần mỗi ngày. Lưu ý: Trong trường hợp trẻ bị nhiễm nấm nặng, mẹ có thể rơ lưỡi cho bé 3 đến 4 lần mỗi ngày giúp bé nhanh chóng hồi phục.
Những dụng không mong muốn: Đối với một số trẻ dị ứng với các thành phần của thuốc.
Miconazole có tác dụng ngăn nấm phát triển và tiêu diệt nấm. Miconazole thuộc nhóm thuốc chống nấm miệng imidazole. Được biết đến bởi các hoạt tính kháng nấm mạnh hơn so với Nystatin.
Tác dụng không mong muốn của thuốc bôi đối với trẻ sơ sinh: Có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy…
Tùy thuộc vào tháng tuổi cũng như mức độ nghiêm trọng, mức độ nhiễm trùng, liều và lượng dùng đối với trẻ sơ sinh nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, khi thấy kích ứng nào đó xảy ra với trẻ, mẹ nên dừng ngay việc dùng thuốc và cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Dưới đây là một số lưu ý cho các mẹ khi chăm sóc bé bị nấm miệng:
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...