Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nam tính độc hại – thuật ngữ “vừa lạ vừa quen” với nhiều người và hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, tìm hiểu. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thế nào là nam tính độc hại và một số thông tin liên quan, hãy theo dõi ngay bạn nhé.
Nam tính độc hại có thể hiểu đơn giản là những định kiến, quan niệm như đàn ông không được khóc, đàn ông không được yếu đuối, đàn ông không được than vãn, chia sẻ khó khăn với bất kỳ ai,… Để hiểu hơn về nam tính độc hại và những ảnh hưởng tiêu cực của tiêu chuẩn này, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay thông tin dưới đây.
Nam tính độc hại hay toxic masculinity là thuật ngữ chỉ những tiêu chuẩn cực đoan đối với nam giới. Một số tiêu chuẩn này thậm chí được xem là điều bình thường, hiển nhiên trong nhiều nền văn hóa, xã hội, đôi khi còn được tôn vinh như một điều tự hào. Ví dụ điển hình cho nam tính độc hại là những quan niệm như đàn ông không được khóc, đàn ông phải mạnh mẽ,…
Thuật ngữ nam tính độc hại xuất hiện lần đầu tại một phong trào dành cho nam giới - The Mythopoeic Men’s Movement được khởi xướng vào năm 1980 bởi Shepherd Bliss.
Đối diện với làn sóng nữ quyền mạnh mẽ thời ấy, cách nhìn của xã hội đối với những hành vi và giá trị nam tính của đàn ông đã bị thay đổi. Những hành động, tính cách của đàn ông từng rất tự hào bỗng bị nhìn nhận như đang chống lại phụ nữ.
Kết quả của phong trào này là số đông nam giới cảm thấy lạc lõng, không xác định được vai trò của mình trong xã hội. Một số khác dần có thái độ gay gắt hơn với hy vọng lấy lại được những giá trị trước đây, dẫn đến hành vi quá khích, cụ thể là phong trào Red Pill.
Phong trào này của Shepherd không nhằm mục đích giành lại quyền lợi cho nam giới mà chủ yếu để nam giới hiệu rõ hơn về vai trò mới của mình trong xã hội, đồng thời giúp họ thoát khỏi những quan niệm độc hại về nam tính. Người khởi xướng phong trào – Shepherd cũng cho biết thêm rằng ông đặt tên nam tính độc hại như một thuật ngữ y khoa vì ông tin rằng cũng như những căn bệnh cần được chữa trị khác, nam tính độc hại cũng có phương thuốc riêng biệt.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu chuẩn nam tính độc hại được cấu thành từ 3 quan niệm chính, bao gồm:
Nam tính độc hại chỉ là những tiêu chuẩn sai lệch, mang tính ép buộc về cách hành xử “như một người đàn ông”. Không chỉ vậy, nó còn là áp lực mà nam giới phải gánh vác từ những kỳ vọng của xã hội và những người xung quanh. Họ tiếp xúc với chúng là chịu áp lực trong cuộc sống, công việc,... bởi những điều này từ khi chào đời cho đến khi trưởng thành.
Nam tính độc hại không những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của phái mạnh mà còn là “cơn ác mộng” với người xung quanh, đặc biệt là người thân bởi chính sự độc hại mà chúng tác động đến nam giới. Nam tính độc hại có trong đa số các nền văn hóa nhưng mức độ ảnh hưởng khác nhau. Tại Mỹ, một cuộc khảo sát cho thấy người tham gia cho rằng hành vi bảo vệ, chống trả được nhận định là tốt ở nam giới và hành vi có tính chăm sóc, thể hiện cảm xúc lại bị xem là không tốt.
Tại Việt Nam, số liệu thống kê cũng chỉ ra được nam giới Việt chịu áp lực rất lớn về trách nhiệm “làm trụ cột gia đình”, một khía cạnh của nam tính độc hại. Họ được truyền bá và định nghĩa rằng hình ảnh đàn ông đích thực là phải kiếm được thật nhiều tiền, trở thành nhà lãnh đạo hoặc có khả năng tình dục cao, nuôi được vợ con.
Những áp lực vô hình này khiến họ mệt mỏi, thậm chí kiệt quệ về mặt tinh thần. Rất nhiều nam giới gặp bệnh về tâm lý, từ đó tăng nguy cơ tự sát cao hơn 2 – 6 lần so với phụ nữ.
Như bạn đã biết, nam tính độc hại gây rất nhiều ảnh hưởng không chỉ đến cá nhân người đàn ông mà còn với cả gia đình, rộng hơn là cả xã hội, cộng đồng. Chính vì vậy, việc nhìn nhận và ngăn ngừa nam tính độc hại là rất cần thiết. Để ngăn chặn “đầu độc” các thế hệ nam giới sau này bởi nam tính độc hại, sự thay đổi cần bắt đầu từ gia đình và toàn xã hội. Trong đó, giáo dục mang ý nghĩa quan trọng.
Các bậc phụ huynh cần giáo dục con về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường phát triển lành mạnh mà ở đó, con cái không còn chịu áp lực từ chính những kỳ vọng huyễn hoặc của cha mẹ. Thanh thiếu niên nam cũng cần được giáo dục về cách hành xử “nam tính”, như thế nào thì nam tính một cách lành mạnh, không rập khuôn với vô cảm và bạo lực, biết cách thể hiện cảm xúc phù hợp, biết chia sẻ về những khó khăn mình gặp phải và trị liệu tâm lý khi cần.
Ngoài ra, môi trường xã hội như trường học, cơ quan,… cũng cần thay đổi, nên có thêm các chiến dịch hoạt động nhằm thay đổi khái niệm về “nam tính”, thay đổi các chuẩn mực, tiêu chuẩn nam tính,… giúp phái mạnh có nhận định đúng đắn, từ đó thay đổi hành vi, lời nói,… cho phù hợp.
Nhìn chung, “vấn nạn” nam tính độc hại tồn tại trong nhiều nền văn hóa và để ngăn chặn sự ảnh hưởng của những tiêu chuẩn sai lệch này, tất cả mọi người cần hành động ngay hôm nay. Trong đó, chính nam giới cũng nên tự tìm hiểu rõ, biết mình có đang nam tính độc hại hay không và thay đổi ngay hôm nay để chính mình cùng gia đình, những người xung quanh hạnh phúc, vui vẻ tận hưởng cuộc sống.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.