Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nâng mũi là phương pháp làm đẹp được rất nhiều chị em ưa chuộng và thực hiện. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp phải những biến chứng nâng mũi nếu như lựa chọn bác sĩ và đơn vị thẩm mỹ không uy tín.
Những biến chứng nâng mũi mà bạn có thể gặp phải là gì? Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Dưới đây là một số biến chứng xảy ra khi nâng mũi mà bạn nên biết.
Nâng mũi là một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ có tác dụng thay đổi kích thước, hình dáng của mũi. Từ đó giúp mũi cải thiện được những khuyết điểm và trở nên hài hòa hơn với cấu trúc của khuôn mặt.
Bên cạnh đó, nâng mũi có thể giúp bạn cải thiện các vấn đề về hô hấp hoặc chỉnh sửa những biến dạng do dị tật bẩm sinh hoặc chấn thương.
Một số phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay mà bạn có thể lựa chọn để thực hiện như:
Việc thực hiện nâng mũi tại các cơ sở không uy tín, tay nghề bác sĩ kém, chất liệu độn không đảm bảo có thể khiến cho bạn gặp phải một số biến chứng khi nâng mũi như:
Thông thường, sau 5 đến 7 ngày nâng mũi thì phần sống mũi của bạn sẽ được hồi phục hoàn toàn. Tuy vậy, có những trường hợp do bác sĩ có tay nghề kém, làm sai phương pháp nên dù đã hơn 10 ngày mà mũi vẫn còn bị ứ dịch, sưng tấy, phù nề,…
Sau khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng băng cố định vùng mũi để giúp cho sống mũi được cố định. Tuy vậy, nếu như vài ngày sau đó mà bạn thấy không có dấu hiệu phục hồi mà thấy có dịch hay máu chảy ra từ vùng cố định thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng mũi, mũi bị viêm.
Nguyên nhân khiến cho sống mũi bị lệch vẹo sau nâng mũi đó là do trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đặt sụn không đúng vị trí hoặc trong quá trình chăm sóc và vệ sinh mũi, bạn đã vô tình khiến cho sống mũi lệch khỏi vị trí cân bằng.
Nâng mũi bị lòi sụn, lộ đầu sụn là một trong số các biến chứng mà khách hàng không may gặp phải khi nâng mũi. Dấu hiệu điển hình của tình trạng này đó là mũi có dấu hiệu bị lộ sóng, bóng đỏ. Nếu không giải quyết kịp thời, nguy cơ mũi bị hoại tử sẽ rất cao.
Việc áp dụng kỹ thuật nâng mũi cũ không phù hợp với tình trạng thực tế của khách khiến mũi của bạn sẽ bị co rút và ngắn hếch sau một khoảng thời gian. Ngoài ra, bạn còn gặp phải một số biến chứng khác như hai lỗ mũi không cân xứng, đầu mũi quá to, trụ mũi bị lệch,…
Mũi bị thấp sau khi nâng có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra như cơ địa không phù hợp, da mũi mỏng, tay nghề bác sĩ kém, lựa chọn địa chỉ nâng mũi kém chất lượng.
Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được biến chứng nâng mũi khi thực hiện theo những cách sau đây:
Việc lựa chọn đúng phương pháp nâng mũi sẽ giúp cho cuộc phẫu thuật trở nên an toàn, dễ dàng và phù hợp với cơ địa của bạn hơn.
Với thị trường đa dạng những sản phẩm, chất liệu nâng mũi như hiện nay thì việc lựa chọn chất liệu nâng mũi cũng giữ vai trò rất quan trọng. Do đó, bạn nên tỉnh táo và lựa chọn các vật liệu cao cấp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được nhập khẩu tại các nước lớn.
Có thể nói rằng, việc nâng mũi có thành công hay không thường phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về bác sĩ đảm nhận vai trò chính cho ca phẫu thuật nâng mũi của mình.
Việc lựa chọn cơ sở nâng mũi chất lượng, uy tín là yếu tố quan trọng nhất để giúp cho ca phẫu thuật nâng mũi của bạn trở nên thành công. Bởi lẽ, chỉ có những cơ sở uy tín thì mới đảm bảo được hết các yếu tố như cơ sở vật chất tốt, bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao, vật liệu cao cấp, giá cả phải chăng…
Trên đây là một số biến chứng nâng mũi mà bạn có thể gặp. Tốt nhất trước khi thực hiện nâng mũi, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về mọi phương diện để hạn chế những rủi ro không may xảy ra nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.