Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nên đắp mặt nạ khi nào, thời gian nào là tốt nhất cho da?

Ngày 27/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Việc chăm sóc da mặt ngoài việc dùng mỹ phẩm tốt, rửa mặt sạch thì thời điểm chăm sóc da cũng là yếu tố quan trọng giúp làn da thêm đẹp. Thời điểm phù hợp sẽ giúp cho da hấp thụ tốt nhất dưỡng chất mang đến làn da tươi trẻ. Vậy nên đắp mặt nạ khi nào?

Để có làn da đẹp thì cần đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ từ chất liệu, công thức và sự phù hợp với da. Một yếu tố quan trọng không kém đó là thời điểm đắp mặt nạ để da hấp thụ được dưỡng chất một cách tốt nhất. Bởi vì nếu đắp mặt nạ không đúng thời điểm vừa không hiệu quả, nhiều khi còn bị kích ứng, mụn nhọt. Vậy câu hỏi được đặt ra là nên đắp mặt nạ khi nào? Nếu bạn cũng có những thắc mắc này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé! 

Nên đắp mặt nạ khi nào, vào khung thời gian nào là tốt nhất?

Có thể nói rằng việc đắp mặt nạ tùy thuộc vào từng người và thời gian rảnh rỗi của họ. Như vậy thì chắc chắn việc đắp mặt nạ sẽ không hiệu quả bằng làm đúng thời điểm. Bởi vì khi đắp mặt nạ đúng thời điểm sẽ giúp da hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất. 

nen-dap-mat-na-khi-nao-thoi-gian-nao-la-tot-nhat-cho-da-4.webp
Buổi sáng từ 8-9 giờ đắp mặt nạ là tốt nhất

Các chuyên gia ngành da liễu và làm đẹp đưa ra cho các bạn những khung giờ đắp mặt nạ tốt nhất. 

Buổi sáng từ 8 giờ đến 9 giờ

Tại sao nên đắp mặt nạ vào khoảng 8 - 9 giờ sáng. Bởi vì thời điểm này hệ tuần hoàn máu đang hoạt động rất tốt, cơ thể sẵn sàng hấp thụ các dưỡng chất được bổ sung từ bên ngoài vào kể cả ăn uống và tác động từ làn da.

Thời gian này đắp mặt nạ sẽ giúp làn da của bạn có thể hấp thụ tối đa các dưỡng chất, nuôi dưỡng và tái tạo làn da hiệu quả nhất.

Vào khoảng 8-9 giờ sáng đắp mặt nạ sẽ giúp cấp ẩm cho những làn da khô, dễ bị bong tróc. Nếu cần trang điểm vào buổi sáng thì hãy đắp mặt nạ trước khi trang điểm khoảng nửa tiếng như vậy giúp da hạn chế dầu nhờn khi dùng kem nền phấn phủ. Nếu như làn da dầu nên chọn loại mặt nạ kiềm dầu, còn nếu như hay trang điểm nên chọn mặt nạ dạng gel hoặc mặt nạ cấp nước.

Buổi trưa từ 11 giờ đến 12 giờ

Thời tiết buổi trưa thường nắng nóng gay gắt vì vậy dễ bị bụi bẩn và vi khuẩn khiến cho làn da bị tác động nhiều khiến da khô và thiếu nước. Thời điểm này, da được cấp ẩm thì quá lý tưởng vì vậy dưỡng da với thời điểm này rất tốt. Việc đắp mặt nạ vào buổi trưa rất quan trọng sẽ giúp thẩm thấu nhanh không gây nhờn rít và bí da. Chỉ cần lưu ý làm sạch da trước khi đắp mặt nạ.

Buổi tối từ 21 giờ đến 22 giờ

Tại sao lại nên đắp mặt nạ vào buổi tối từ 21 - 22 giờ. Đây là thời gian vàng được rất nhiều người lựa chọn bởi vì thời điểm này mọi việc đã xong và thường mọi người sẽ rảnh. Ngoài ra khung giờ này đắp mặt nạ sẽ giúp làn da phát huy khả năng dưỡng ẩm cũng như tái tạo da tốt nhất. 

Trước khi đắp mặt nạ nên làm sạch da giúp da thư giãn đồng thời tăng hiệu quả hấp thụ dưỡng chất. Buổi tối còn kích thích da tái tạo tế bào mới ngăn ngừa lão hóa da. Một tuần nên đắp 2 - 3 lần sẽ giúp bạn có làn da sáng mịn.

Nên đắp mặt nạ khi nào dựa vào công dụng của mặt nạ

Nên đắp mặt nạ khi nào, ngoài thời điểm thì một yếu tố quan trọng nữa là công dụng của loại mặt nạ đó. Các chuyên gia da liễu khuyên chúng ta mỗi loại mặt nạ khác nhau có thể đắp vào thời gian khác nhau trong ngày. 

nen-dap-mat-na-khi-nao-thoi-gian-nao-la-tot-nhat-cho-da-3.jpg
Thời điểm nào đắp mặt nạ còn phụ thuộc vào tính chất của mặt nạ

 Đối với mặt nạ dưỡng ẩm

Khi sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm mục đích làm cho dưỡng chất được bổ sung đầy đủ và dưỡng ẩm tốt hơn cho làn da. Nếu như sản phẩm dưỡng ẩm nhẹ có thể đắp vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Còn buổi tối là thời gian thích hợp để đắp mặt nạ dưỡng ẩm chuyên sâu. Thời gian này rất tốt để da có thể hấp thụ tinh chất từ mặt nạ một cách hiệu quả nhất.

Đối với mặt nạ dưỡng ẩm thì không nên đắp trước khi trang điểm. Chuyên gia trang điểm tiết lộ khi đắp mặt nạ nhiều dưỡng ẩm trước khi trang điểm sẽ khiến cho lớp trang điểm không đều.

Mặt nạ cấp nước

Mặt nạ cấp nước được đánh giá bổ sung nước vượt trội so với mặt nạ dưỡng ẩm. Mặt nạ cấp nước hỗ trợ phân tử nước thẩm thấu sâu vào tế bào da. Loại mặt nạ này có thể sử dụng các thời điểm trong ngày. Đối với da khô đắp mặt nạ cấp nước sẽ rất tuyệt vời, đồng thời khi đi nắng về đắp mặt nạ cấp nước còn có khả năng chống cháy nắng. 

Mặt nạ làm sạch sâu

Loại mặt nạ này giúp lấy đi dầu thừa, cặn bẩn ở sâu trong lỗ chân lông giúp cho da sạch hoàn toàn. Nên đắp mặt nạ làm sạch sâu vào thời gian buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Thời gian này bạn không còn phải làm gì nữa vì vậy có thể nằm thư giãn. Loại mặt nạ làm sạch sâu phù hợp với người đang bị mụn nhọt và không nên sử dụng sau buổi tiệc vì có thể các hoạt chất trong mặt nạ sạch sâu đẩy mụn lên nhiều hơn.

Mặt nạ trắng da

Đối với mặt nạ trắng da thì giúp da trắng sáng và đều màu và còn có khả năng chống nắng. Mặt nạ trắng da nên sử dụng vào buổi sáng và nên dùng trước khi trang điểm. Tuy nhiên, không phải loại mặt nạ trắng da này chỉ sử dụng được buổi sáng mà có thể sử dụng nhiều khung giờ trong ngày và sau khi sử dụng một thời gian da sẽ cải thiện trắng dần lên.

Không nên đắp mặt nạ khi nào tránh ảnh hưởng xấu tới làn da?

Vậy thời gian nào thì chúng ta không nên đắp mặt nạ. Hãy xem các chuyên gia và bác sĩ khuyên như thế nào nhé!

  • Điều trước tiên là phải làm sạch da mới đắp mặt nạ, không nên đắp nạ khi da mặt chưa được làm sạch. Bởi vì nếu da chưa được làm sạch còn bụi bẩn và dầu nhờn mà đắp mặt nạ thì dễ gây kích ứng hoặc mụn ẩn hoặc da bị kích ứng. Do dầu và chất bẩn theo dưỡng chất từ mặt nạ thẩm thấu vào sâu trong da.
  • Nhiều người cứ nghĩ là rửa mặt xong là đắp mặt nạ là da đã sạch. Tuy nhiên, sau khi rửa mặt cần thông qua toner để cân bằng độ pH rồi mới đắp mặt nạ để phát huy hiệu quả dưỡng da hiệu quả nhất. 
  • Chỉ nên đắp mặt nạ khi da khỏe mạnh vì vậy khi da mặt có nhiều mụn trứng cá, không nên đắp mặt nạ. Nếu da có nhiều mụn tức là da đang yếu và nhạy cảm nếu đắp mặt nạ sẽ làm tình trạng thêm trầm trọng. Dưỡng chất của mặt nạ có thể gây bít tắc lỗ chân lông và có thể thúc đẩy mụn phát triển.
  • Kể cả sau khi nặn mụn da cũng yếu và có nhiều tổn thương vì vậy không nên đắp mặt nạ. Dưỡng chất của mặt nạ tác động trực tiếp lên da và có thể viêm nhiễm gây sẹo rỗ…
nen-dap-mat-na-khi-nao-thoi-gian-nao-la-tot-nhat-cho-da-8.jpg
Không nên đắp mặt nạ trong phòng điều hòa

Có lẽ nhiều người lầm tưởng đắp mặt nạ trong phòng điều hòa tốt hơn. Tuy nhiên tác dụng ngược lại bởi vì phòng điều hòa sẽ hút ẩm khiến da khô vì vậy da không được cấp ẩm mà lại mất độ ẩm tự nhiên. Nhiều người nghĩ nên tranh thủ đắp mặt nạ khi tắm nhưng đây không phải là thời điểm vì tiềm ẩn nguy cơ viêm mụn bít tắc lỗ chân lông bởi vì khi tắm dầu nhờn dễ thấm cùng tinh chất trong mặt nạ ngấm vào da mặt.

Nhiều người nghĩ đêm là thời điểm đắp mặt nạ lý tưởng bởi vì thời gian này da nghỉ ngơi. Tuy nhiên đắp mặt nạ thời điểm này không tốt làm cản trở thải độc da và da không sản sinh tế bào mới.

Lưu ý sử dụng mặt nạ dưỡng da đúng cách hiệu quả, an toàn

Bạn cũng cần lưu ý một số điều để sử dụng mặt nạ dưỡng da đúng cách:

  • Chuyên gia chăm sóc da khuyên chúng ta nên thử mặt nạ trước khi đắp. Đây là cách tốt nhất để biết da phù hợp với loại mặt nạ nào đồng thời tránh được phản ứng dị ứng đối với da.
  • Một điều chúng ta nên nhớ là luôn làm sạch mặt trước khi đắp mặt nạ hoặc chăm sóc da. Bởi vì khi làm sạch mặt lỗ chân lông sẽ thoáng và lấy dưỡng chất tốt nhất.
  • Không nên đắp mặt nạ quá nhiều bởi vì nếu đắp quá nhiều dẫn tới mỏng da khiến da dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài. Chuyên gia khuyên chúng ta chỉ đắp mặt nạ 2 - 3 lần/tuần.
  • Trên các sản phẩm mặt nạ sẽ có thông tin về thời gian đắp mặt nạ, tuy nhiên chỉ nên đắp mặt nạ 5 - 10 phút là đủ. Sau khi đắp mặt nạ nên khóa ẩm bằng cách thoa serum hoặc kem dưỡng ẩm.

Như vậy bạn đã biết nên đắp mặt nạ khi nào là tốt nhất cho da rồi nhé. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ chăm sóc da của mình một cách tốt nhất.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm